Ho có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh.
BỆNH HO LÀ GÌ?
Ho hay còn được gọi ho gà thực chất là một hành động tự nguyện hoặc không tự nguyên để làm sạch cổ họng và đường hít thở khỏi bụi bẩn, vi khuẩn hoặc các chất lỏng, nhầy. Ho có thể được thực hiện một cách cố ý hoặc là một phần của phản xạ. Mặc dù ho có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng thông thường ho sẽ tự khỏi mà không cần sự trợ giúp của thuốc.
Ho có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Hít vào;
- Áp lực tăng ở họng và phổi, dây thanh quản đóng lại;
- Một sự bùng nổ của không khí khi dây thanh quản mở, tạo âm thanh đặc trưng khi ho.
Nếu ai đó ho nhiều, nó có thể là một dấu hiệu bệnh. Ho nhiều có thể là do bệnh truyền nhiễm như cảm, nhưng cũng có những nguyên nhân không phải do lây nhiễm.
NGUYÊN NHÂN GÂY HO
Phần lớn ho là do virus gây ra và có thể khỏi mà không cần điều trị.
Nguyên nhân của ho cấp tính:
- Cúm hoặc cảm lạnh;
- Viêm thanh quản;
- Phổi bị nhiễm trùng;
- Viêm phế quản hoặc viêm phổi;
- Ho cấp tính cũng có thể do dị ứng thời tiết.
Nguyên nhân gây ho mãn tính:
- Hút thuốc lá;
- Chất nhầy chảy xuống cổ họng từ phía sau mũi (hội chứng chảy dịch sau mũi);
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);
- Hen suyễn.
Ho mãn tính ở trẻ em thường do hen suyễn gây ra, nhưng cũng có thể là do một số tình trạng như chảy nước mũi sau hoặc bệnh GERD. Các trường hợp thường gặp của ho mãn tính ở người lớn thường do đã mắc bệnh lao, nhiễm nấm phổi và ung thư phổi.
KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
Nếu ho vẫn tiếp tục tồn tại trong 3 tuần mà không cải thiện, thì nên đến bác sĩ. Hầu như sẽ không có nguyên nhân nào gây ho nghiêm trọng, nhưng trong một số ít trường hợp, ho lâu dài có thể là một dấu hiệu của bệnh cần điều trị, chẳng hạn như ung thư phổi hay suy tim.
Một số lý do khác để tìm tư vấn y tế bao gồm:
- Ho ngày càng tồi tệ hơn;
- Có sưng hoặc cục u ở vùng cổ;
- Giảm cân đột ngột;
- Khó nuốt;
- Thay đổi trong âm thanh của giọng nói;
- Ho ra máu;
- Khó thở và tức ngực;
- Sốt nặng không có dấu hiệu giảm.
ĐIỀU TRỊ BỆNH HO
Cách tốt nhất để điều trị ho do nhiễm virut gây ra là để cho hệ thống miễn dịch tự đối phó với nó.
Codeine, dextromethorphan, và các thuốc chống ho khác thường được sử dụng để chữa ho. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về thuốc ho và liệu chúng có thể làm giảm triệu chứng bao nhiêu phần.
Điều trị tại nhà:
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NHS) của Anh, hỗn hợp tự pha từ mật ong và chanh có thể chữa >bệnh ho, và lành hơn hầu hết các sản phẩm không cần kê toa bán tại hiệu thuốc.
Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm làm cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn nhưng nói chung khó có thể làm giảm thời gian ho.
- Mật ong: có khả năng che phủ cổ họng, làm giảm kích ứng và có thể ho ít đi.
- Thuốc ho: một số có thể giảm các triệu chứng như sốt hoặc nghẹt mũi. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục rằng các loại thuốc ho có hiệu quả trong việc làm ho dừng nhanh hơn.
Đối với trẻ nhỏ, nên tham khảo bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc ho ở hiệu thuốc. Một số thành phần trong thuốc ho, chẳng hạn như codeine, có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
- Thuốc chống ho: những thuốc này sẽ ngăn chặn phản xạ ho và thường chỉ được kê đơn khi ho khan. Ví dụ như pholcodine, dextromethorphan, và thuốc kháng histamine.
- Thuốc Expectorant: có tác dụng điều trị viêm phế quản co thắt và tiết nhầy do hen phế quản, viêm phế quản, khí phế thủng, giãn phế quản và các bệnh lý liên quan khác.
ĐỀ PHÒNG BỆNH HO
Bệnh ho có thể phòng ngừa thông qua lối sống, sinh hoạt hàng ngày như:
- Hạn chế hút thuốc lá;
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ;
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn;
- Trời nóng không nên uống nước lạnh quá nhiều.
Ngoài ra duy trì một giờ giấc sinh hoạt điều độ, ăn uống đảm bảo để có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.