Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kiến thức về bệnh gút để bạn phòng ngừa và phát hiện bệnh kịp thời.
Gút - một tình trạng viêm khớp, là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kì ai. Chúng xuất hiện khi cơ thể bạn tích tụ quá nhiều acid uric trong máu. Acid uric là một sản phẩm chất thải phát sinh từ quá trình trao đổi chất và thường hòa tan trong máu. Với người khỏe mạnh, thận sẽ lọc và thải ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu, tuy nhiên, khi có quá nhiều acid uric thì chúng sẽ tích trữ lại thành các tinh thể bên trong khớp xương. Điều này dẫn đến >bệnh gút.
Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút mà bạn nên lưu ý để phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh gút:
Dùng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu thường được dùng để giúp hạ huyết áp có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể chúng ta. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến hoặc những người uống thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn (theo Tổ chức Arthritis). Nếu đang sử dụng những loại thuốc này, bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ thay đổi thuốc để đảm bảo mức acid uric thấp hơn.
Ăn thực phẩm chứa nhiều purine
Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hoá purine, một loại chất thường có trong các loại thực phẩm chức nhiều protein như thịt đỏ, cá, sò ốc... Mặc dù bệnh gút có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng một chế độ ăn uống nhiều purine có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút. Bởi vì khi hấp thụ vào cơ thể, purine bị phá vỡ thành một dạng dạng acid uric. Nếu ăn nhiều thực phẩm chứa purine, bạn sẽ làm tăng mức acid uric trong cơ thể và dẫn đến khả năng mắc bệnh gút cao hơn.
Thừa cân, béo phì
Những người thừa cân sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn nhưng chức năng thận lại khó loại bỏ chúng làm cho họ có nhiều nguy cơ bị bệnh gout hơn. Thay đổi lối sống, ăn thực phẩm lành mạnh và vận động thường xuyên là những lời khuyên giúp bạn tránh xa được căn bệnh về khớp này hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh gút:
Sưng ngón chân
Một trong những triệu chứng của bệnh gút đầu tiên sẽ là một cơn đau và sưng bất ngờ do sự kết tinh của acid uric, thường ở khớp của ngón chân cái. Cơn đau có thể rất nghiêm trọng, bạn có thể có cảm giác như xương đã bị gãy, chúng thường xảy ra đột ngột vào giữa đêm. Bởi vì đây là khớp nối xa tim nhất, nơi nhiệt độ cơ thể thấp và các tinh thể có nhiều khả năng tích tụ lại tạo nên những cơn đau nhức. Nếu quan sát có những dấu hiệu sưng tấy ở ngón chân cái và nóng đỏ kéo dài hơn 1 tuần thì bạn nên khám bệnh để xem có phải mình đã mắc bệnh gút hay không.
Sưng các khớp
Các khớp bị sưng là một trong những triệu chứng của bệnh gút thường gặp. Bất kỳ khớp ở bộ phận nào nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh và tùy thuộc vào nơi mà các tinh thể acid uric lắng đọng. Ở nam giới, khớp ở bàn chân, mắt cá chân và khuỷu tay là nơi thường xuyên bị sưng đau. Trong khi ở phụ nữ, các khớp ở bàn tay và đầu gối bị viêm sẽ là dấu hiệu của bệnh gút.