HIện tại, trong phác đồ điều trị Covid-19, các bác sĩ đã kê thêm việc ăn trứng để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh. Không có trứng có thể thay bằng thịt cá. Cần chú ý gì?

12:11 04/02/2021

Bác sĩ Trương Văn Hồng nói, kê 3-4 quả trứng mỗingày vào đơn thuốc điều trị >Covid-19 là có lý do.

Thông qua một bài trao đổi bằng video, Tiến sĩ Trương Văn Hồng đã truyền tải thông điệp đến chúng ta rằng các bạn trẻ nên đảm bảo chế độ >dinh dưỡng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn chống dịch và chú ý bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn.

Ông nói: "Ăn 3-4 quả trứng mỗi ngày là lời dặn của bác sĩ được viết vào đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Nếu bạn không có trứng, bạn có thể dùng thịt hoặc cá để thay thế".

Cần chú ý điều gì khi ăn trứng?

1. Ăn trứng sống không an toàn, vì trứng dễ nhiễm khuẩn

TS Hồng cho biết, nếu ăn trứng sống không may bị nhiễm vi khuẩn có thể bị buồn nôn, nôn mửa, có người còn bị tiêu chảy, do đó, ăn trứng sống không an toàn, bạn phải hiểu rõ điều này, nhất là những người thích ăn trứng sống.

2. Chỉ ăn lòng trắng trứng mà không ăn lòng đỏ cũng là cách ăn trứng sai lầm

Một số người không thích ăn lòng đỏ trứng và chỉ ăn lòng trắng trứng, họ có thể nghĩ rằng lòng đỏ trứng chứa quá cao cholesterol.

Trên thực tế, cholesterol cũng là một nguyên tố dinh dưỡng mà cơ thể con người cần, nếu cơ thể con người tiêu thụ ít hơn 300 mg cholesterol thì không có vấn đề gì trong việc kiểm soát cholesterol trong máu.

Vì vậy, khi bạn thường xuyên ăn trứng, thì lòng trắng và lòng đỏ phải được ăn cùng nhau.

3. Không ăn trứng vượt quá số lượng khuyến nghị

Nếu ăn quá nhiều trứng, bạn cần biết rằng trong trứng có chứa chất bột đường, nếu ăn quá nhiều sẽ sinh ra nhiều chất bột đường, đặc điểm đáng chú ý nhất là tích tụ mỡ khiến chúng ta ngày càng béo phì.

Khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ một cậu bé hàng xóm của chúng tôi, đặc biệt là rất giỏi ăn trứng, có thể ăn năm sáu quả, bạn ấy rất khỏe mạnh nhưng cũng rất béo.

 

Sau đó, ngay cả đi bộ cũng trở thành một vấn đề.

Vì vậy, không nên ăn quá nhiều trứng, ngoài việc gây ra béo phì thì cũng sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể và tăng độ nhớt của máu, không tốt cho cơ thể con người, đặc biệt là người trung niên.

Chế độ ăn uống hàng ngày nên được lên kế hoạch cẩn thận, nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, phong phú, có lợi nhưng không nên ăn quá nhiều, phải biết được giá trị dinh dưỡng của chúng và sử dụng với một mức nhất định ở mọi thứ thực phẩm, nếu vượt quá mức này sẽ có hại cho cơ thể.

Theo Vân Hồng/ Tổ Quốc