Phụ nữ trong quá trình mang thai nếu gặp phải tình trạng đau, viêm cổ họng không nên chủ quan bởi một số loại virus gây ra viêm họng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Trong đó có thể kể đến như virus cúm, rubella,...Vậy bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao? Cùng tìm hiểu nhé.
Cũng giống như đau răng, đau rát cổ họng có đờm là một trong những triệu chứng mà phụ nữ mang thai rất dễ mắc phải, đặc biệt là vào những ngày giao mùa, khi thời tiết thay đổi. Bà bầu khi bị đau họng thường hay có cảm giác cổ họng khô rát, khó nuốt và thậm chí còn bị sưng đau, gây khó chịu trong sinh hoạt cũng như ăn uống. Vậy bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao? Tình trạng bà bầu bị nóng rát cổ họng kéo dài có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu, đặc biệt là trong khoảng 3 tháng đầu mang thai. Tình trạng bà bầu thường bị đau họng có thể kể đến những nguyên nhân sau:
Tình trạng này thường gặp ở >mẹ bầu khi bước vào mùa thu, mùa xuân, đây là thời điểm mà các virus và vi khuẩn bùng phát và khó khống chế khiến thai phụ bị đau họng, hay có cảm giác họng bị khô, nóng rát hay bị đau buốt.
Nguyên nhân hầu hết là do những tác nhân vi sinh vật. Phụ nữ mang thai bị đau họng sẽ cảm thấy khó nuốt, cảm giác khó chịu vùng cổ hay thấy đau mỗi khi nuốt và một số trường hợp có kèm theo sốt nhẹ.
Nếu mẹ bầu đau rát cổ họng có kèm theo triệu chứng ho từ bệnh cúm, bệnh sởi hoặc là sốt phát ban. Bà bầu sẽ thấy đau họng, cổ họng khô, giọng khàn, ho có đờm. Với người mắc phải trường hợp này nên đến bệnh viện để khám và điều trị dựa trên phác đồ của bác sĩ để mang lại hiệu quả.
Bà bầu khi bị đau họng có thể là do cơ thể có những phản ứng với một vài loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng, lông động vật, bị nấm mốc, đặc biệt là thời tiết lạnh.
Khi mang thai mà lại tiếp xúc với các chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hệ hô hấp như: khói thuốc lá, bụi, khói xe, không khí nóng, thông khí kém… dẫn đến việc bà bầu bị đau họng, ho hay sốt.
Đặc biệt là vào thời tiết khi trời chuyển sang mùa đông, lúc này độ ẩm không khí xuống thấp, khô lạnh, thai phụ rất dễ bị đau họng hay bị khô rát cổ họng.
Vậy bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao? Khi bị đau rát họng trong giai đoạn thai kỳ, việc sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh là điều bà bầu nên hết sức hạn chế. Bà bầu bị rát cổ họng tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, bởi như thế có thể gây ra tình trạng dị dạng ở thai nhi. Thay vào đó, nên áp dụng các cách trị đau họng có đờm tại nhà đơn giản dưới đây:
Khi thấy có cảm giác đau họng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần hàng ngày sẽ có tác dụng giảm sưng họng, tiêu đờm. Hơn thế nữa, nước muối ấm còn có tác dụng giúp đào thải các chất gây kích ứng, vi khuẩn, làm săn lại niêm mạc và giảm phù nề, chống viêm, thay đổi pH niêm mạc họng.
Uống các loại trà thảo dược ấm cũng là một trong những cách giúp chữa đau họng rất hiệu quả. Trà có công dụng làm dịu họng khi bị đau. Hơn nữa, trong các loại trà thảo dược còn có chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch, tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể thêm vào một ít mật ong với trà để tăng hiệu quả tốt hơn.
Nghỉ ngơi là cách tốt để giúp bà bầu khi bị đau họng chống lại các bệnh do nhiễm trùng gây ra. Phần lớn, >viêm họng do ảnh hưởng của virus cảm lạnh, dành thời gian để nghỉ ngơi tăng cường miễn dịch trong cơ thể cũng như chống lại thâm nhập của virus gây ra bệnh. Đây có thể không phải là phương pháp nhanh nhất nhưng là cách để chống lại bệnh nhiễm trùng gây đau họng.
Chọn mua loại cam tươi, ngon, sau đó đem cam ra khoét một lỗ nhỏ ngay ở phần chính giữa của quả cam và sau đó bỏ vào trong cam thêm chút muối. Tiếp đó cho cam vào trong lò nướng trong khoảng 15 phút thì lấy ra dùng. Lưu ý nên ăn cam ngay khi vẫn còn nóng và bổ sung thêm nước cam vào mỗi buổi sáng để tăng cường vitamin C và đề kháng.
Thái mỏng 3-4 trái tắc đã được đem rửa sạch vỏ, bỏ đi phần hạt và cho vào chén. Thêm 2-3 viên đường phèn rồi đem hấp hoặc đem chưng cách thủy trong khoảng 10-15 phút. Sau đó dùng dần, mỗi ngày lấy nước tắc đường phèn uống khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 thìa cà phê. Khi uống, không nên nuốt ngay mà ngậm một chút để nước tắc trôi qua cổ họng từ từ. Loại nước này sẽ giúp giảm viêm họng, ngứa rát cũng như khàn tiếng.
Hành lá có tính bình, vị cay, nhờ đó có tác dụng tan lạnh, giải cảm thông khí, sát trùng…, trong khi đó tía tô lại tính ấm, vị cay nên trị viêm họng rất tốt. Chính vì thế, khi kết hợp hai loại gia vị này với nhau sẽ có tính sát khuẩn rất mạnh, giúp điều trị cảm cúm rất hiệu quả. Việc nấu cháo hành cho thêm tía tô sẽ có tác dụng giải cảm. Khi ăn lúc nóng, mẹ bầu sẽ thấy toát mồ hôi, sau đó cảm người cũng nhẹ nhõm hơn nhiều.
Giá đỗ khi mua về đem rửa sạch và luộc chín cùng với 1 lít nước. Khi giá chín, bạn lọc lấy nước hoặc lấy giá ăn sống, tốt nhất là nên lấy nước uống. Nước giá luộc sau khi lấy ra cho vào trong bình và đậy kín để giữ lại độ nóng, việc uống nước giá đỗ đều mỗi khi thấy khó chịu ở cổ cho đến lúc hết hẳn. Thông thường nếu uống nước giá từ sáng đến chiều sẽ có cảm giác giảm hẳn. Lưu ý sau khi uống, tốt nhất mẹ bầu nên giữ ấm vùng cổ họng, tránh uống nước hay ăn đồ lạnh. Đây là một trong những cách dân gian thường áp dụng để trị viêm, đau họng.
Húng chanh hay còn có tên gọi khác là tần dày lá, loại rau gia vị trên mặt phần mặt lá có lớp lông nhung, có tính ấm, vị cay và mùi thơm. Lá húng chanh có thành phần cavaron giúp tan đờm, tiêu độc, được dùng để làm các bài thuốc chữa ho, điều trị viêm họng. Vậy để dùng lá húng chanh để trị bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao? Đầu tiên bạn giã nát lá húng và trộn cùng với 10 ml nước sôi, pha thêm chút muối cho ngấm rồi lấy hỗn hợp nước đặc để uống. Thực hiện 1 ngày uống 2 lần cho đến khi bệnh dứt hẳn.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mang thai vào mùa lạnh mẹ cần giữ ấm cho cơ thể. Những lúc trời trở gió cũng nên ăn mặc ấm áp. Ngoài ra cần xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hút bụi bẩn và vi khuẩn bởi đây là những nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng, gây ho.
Nên sử dụng khẩu trang khi dọn dẹp cũng như lúc ra đường. Tránh tiếp xúc với những người bị cảm hay bị viêm mũi cấp tính và ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh.
Những mẹo dân gian trên là câu trả lời cho thắc mắc liệu bà bầu bị rát cổ họng phải làm sao? Những phương pháp này giúp điều trị tình trạng đau cổ họng ở mẹ bầu khá đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bênh có dấu hiệu nặng hay có những bất thường khác như sốt cao, ho khan, bà bầu cần đến các trung tâm, cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.