Ngày nay các gia đình có điều kiện hơn chăm lo cho bữa ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn nhưng nhiều người vẫn bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Kỳ Dương 05:20 26/02/2021

Vitamin có vai trò rất quan trọng đối với >sức khỏe con người. Mặc dù nó rất mạnh, có thể chống oxy hóa, chống lão hóa, chống vi khuẩn… nhưng chúng cũng dễ dàng mất đi nếu có gặp điều kiện ánh sáng, nhiệt độ cao phù hợp hay thậm chí là tiếp xúc với oxy. Bên cạnh đó những thói quen xấu hàng ngày như: Hút thuốc, thức khuya, nghiện rượu… đều khiến cơ thể "mất sạch" vitamin.

Những thói quen xấu hàng ngày là nguyên nhân khiến lượng vitamin trong cơ thể mất đi

Trang Sohu đã thống kê một số “kẻ thù” của vitamin như sau:

Vitamin A

Vitamin A rất cần cho thị lực và quá trình phát triển của con người. Một khi thiếu vitamin A có thể dẫn đến tình trạng da khô ráp cũng như bệnh quáng gà và khô mắt. Lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày là 800 microgram. Vitamin A có 3 "nỗi sợ":

Sản phẩm điện tử

Vitamin A có liên quan đến sức đề kháng và khả phục hồi của niêm mạc mắt và da. Việc liên tiếp xúc với các thiết bị như máy tính, điện thoại di động sẽ làm tiêu hao một lượng lớn vitamin A trong cơ thể.

Thiếu kẽm

Kẽm tham gia vào quá trình lưu chuyển vitamin A từ máu vào gan và võng mạc. Khi thiếu kẽm, quá trình chuyển hóa vitamin A diễn ra bất thường có thể dẫn đến bị quáng gà, bệnh võng mạc và viêm dây thần kinh thị giác.

Ảnh hưởng từ các loại bệnh

Các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ mãn tính, bệnh tuyến tụy… có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin A. Bệnh suy giáp và tiểu đường có thể cản trở quá trình chuyển đổi beta carotene thành retinol, từ đó dẫn đến thiếu hụt vitamin A.

Chúng ta có thể bổ sung vitamin A bằng các loại thực phẩm như: Gan lợn, gan vịt, các sản phẩm từ trứng, sữa… Bên cạnh đó các loại rau và trái cây như cà rốt, bí ngô, rau bina, bông cải xanh… cũng là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin A rất tốt cho cơ thể.

Cà rốt, bông cải xanh... là những loại rau củ cung cấp vitamin A rất tốt cho cơ thể

 

Vitamin B2

Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, protein và chất béo đồng thời còn có thể duy trì chức năng thị giác, thúc đẩy sự phát triển của da, móng và tóc. Một khi thiếu vitamin B2 sẽ khiến da khô nứt nẻ, bong tróc và nhiều bệnh khác.

Vitamin B2 có khả năng chịu nhiệt cao nên không lo bị mất khi nấu nướng. Vậy nhưng nó lại nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là tia cực tím. Vì vậy không nên để loại thực phẩm này ở nơi có ánh nắng chiếu vào.

Cách bổ sung vitamin B2: Mỗi ngày chúng ta uống 300 gram sữa là có thể bổ sung vitamin B2 một cách hiệu quả. Các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, gan động vật và thịt bò chúng ta nên sử dụng vừa phải. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin B2 có trong các loại rau có lá màu xanh đậm thường cao hơn loại có lá màu xanh nhạt. Vì vậy bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để bổ sung vitamin B2 cần cần cho cơ thể.

Vitamin B1

Vitamin B1 chịu trách nhiệm chính trong việc điều chỉnh các hoạt động khác nhau của các tổ chức thần kinh. Sự thiếu hụt >vitamin B1 có thể gây ra các bệnh như mất tập trung, suy giảm trí nhớ và trầm cảm. Các yếu tố có thể “đánh cắp” vitamin B1 từ cơ thể là: 

Rượu

Sau khi chúng ta uống rượu, vitamin B1 là chất không thể thiếu để phân giải rượu. Uống rượu thường xuyên sẽ khiến khả năng hấp thụ của vitamin B1 giảm xuống dẫn đến thiếu hụt chúng.

Thức khuya

Thức khuya khiến con người uể oải, chán ăn, thậm chí là táo bón. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do cơ thể bị suy giảm một lượng lớn vitamin B1. Thức khuya khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khi đó lượng vitamin B1 giúp điều hòa hệ thần kinh và hệ tiêu hóa sẽ bị "cạn kiệt" nhiều nhất.

Thường xuyên thức đêm khiến lượng vitamin B1 trong cơ thể suy giảm

Đường

Quá trình chuyển hóa đường tạo ra axit pyruvate, axit lactic… cần tiêu thụ một lượng lớn vitamin B1. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ khiến cơ chúng ta thể thiếu vitamin B1.

Nước và kiềm

Vì vitamin B1 dễ tan trong nước và cực kỳ không ổn định trong môi trường kiềm nên dễ bị phân hủy. Do đó, vo gạo quá kỹ hoặc thêm chất kiềm trong khi nấu ăn cũng có thể làm mất đi một lượng lớn vitamin B1.

Cách bổ sung vitamin B1: Các loại ngũ cốc thô như gạo đen, yến mạch, đậu đỏ, đậu đen… là nguồn cung cấp vitamin B1 chính, chúng ta nên ăn từ 50 đến 150 gram mỗi ngày. Ngoài ra, vừng, hạnh nhân, đậu phộng và các thực phẩm từ hạt khác cũng rất giàu vitamin B1, chúng ta có thể ăn một nắm nhỏ mỗi ngày.

Vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch và chống nhiễm trùng cho con người. Vậy nhưng vitamin C cũng dễ bị mất đi bởi các yếu tố này:

Nước

Vitamin C là một loại vitamin hòa tan trong nước vì vậy nó dễ bị mất đi khi ở trong dung dịch nước. Ví dụ khi rửa rau vitamin C sẽ bị mất đi theo những vết cắt. Vì vậy chúng ta nên rửa rau xong rồi mới cắt, cắt xong sẽ nấu ngay. Khi nấu chúng ta cũng cần chú ý để rau không bị mất đi chất >dinh dưỡng.

Nhiệt độ và ánh sáng

Nhiệt độ càng cao thì lượng vitamin C mất đi càng nhiều. Tia cực tím cũng có thể làm mất vitamin C, vì vậy rau quả chứa nhiều vitamin C cần tránh ánh sáng và để trong tủ lạnh để được bảo quản tốt hơn. Theo Sohu, hành lá, gừng và tỏi có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vì vậy khi nấu ăn chúng ta nên thêm một ít thực phẩm này sẽ giúp giữ được vitamin C trong thức ăn.

Muối

Trong quá trình nấu nướng, muối sẽ phá hủy một phần >vitamin C trong rau, càng cho nhiều muối thì lượng vitamin C trong rau mất đi càng nhiều. Vì vậy khi nấu ăn chúng ta nên cho một ít muối, chuẩn bị tắt bếp sẽ cho thêm một chút nữa.

Thuốc lá

Các thành phần có hại trong khói thuốc sẽ làm cạn kiệt một lượng lớn vitamin C. Theo thống kê, hút mỗi điếu thuốc sẽ tiêu hao khoảng 25mg vitamin C. Nếu như những người hút thuốc lá thụ động thì lượng vitamin C mất đi còn lớn hơn, có thể lên đến 50mg. Thuốc lá vô cùng độc hại cho cơ thể và những người xung quanh, vì vậy mọi người nên từ bỏ thuốc lá.

Vitamin D

Dù bổ sung vitamin D rất đơn giản nhưng nhiều người lại thiếu loại dưỡng chất này

Sản phẩm kem chống nắng là “kẻ thù” của vitamin D

Hiện nay, để không bị bắt nắng mọi người đều dùng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài. Vậy nhưng những sản phẩm kem chống nắng này sẽ ảnh hướng đến quá trình sinh sản vitamin D. Nếu một sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30% trở lên được thoa lên da có thể ngăn chặn 95% quá trình >tổng hợp vitamin D trong cơ thể.

Vì vậy để bổ sung vitamin D, mỗi ngày chúng ta cần phơi nắng 15-20 phút (trong điều kiện không sử dụng kem chống nắng). Ngoài ra chúng ta cũng cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá biển, gan động vật, lòng đỏ trứng gà…

Kỳ Dương | Theo Phụ nữ sức khỏe