Để có thể nhận được trọn vẹn dinh dưỡng từ khoai lang, tránh sinh độc, bạn không nên ăn chúng cùng những thực phẩm "đại kỵ" dưới đây.

Phong Kim 05:48 26/10/2020

Ngọt, mềm, thơm là những tính từ miêu tả về khoai lang. Không chỉ vậy, trong Đông y, khoai lang còn được ví như "thang thuốc bổ" vì tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt...

Theo nghiên cứu, trung bình một củ khoai lang cỡ vừa có chứa tới 26g tinh bột, cùng nhiều chất xơ, vitamin A, C, B6, kali, magie, calcium... và gần như không chứa chất béo.

Theo Medical Daily, anthocyanin có nhiều trong khoai lang tím có tác dụng làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư. Đồng thời, >ăn khoai lang cũng rất tốt cho sự phát triển của mắt, giúp cải thiện chức năng não, ngừa tim mạch, đột quỵ và giúp con người sống thọ hơn.

Tuy nhiên để có thể nhận được trọn vẹn >dinh dưỡng từ khoai lang, tránh sinh độc, bạn không nên ăn chúng cùng những thực phẩm "đại kỵ" dưới đây:

1. Chuối

Theo QQ, chuối chứa thiamine, melatonin, vitamin C, B6 và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường >sức khỏe mắt...

Dù vậy, ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.

2. Ngô

Ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g ngô có khoảng 70,6g carbohydrate cùng lượng vitamin dồi dào, cao gấp 5-10 lần so với gạo và lúa mì.

Tuy nhiên, để có thể tiêu hóa ngô, dạ dày cần phải tiết ra nhiều axit và cũng cần nhiều thời gian để làm việc này. Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra quá nhiều axit để tiêu hóa cả hai. Tệ hơn, có thể gây trào ngược axit dạ dày.

Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày.

3. Trứng

Trứng chứa rất nhiều protein nhưng lại chứa rất ít chất béo, rất phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cho bữa sáng. Việc trứng có thể kết hợp với khoai lang hay không thực sự khác nhau với mỗi đối tượng. Đối với những người có nhu động và tiêu hóa tốt, sự kết hợp này sẽ không gây ra hậu quả gì.

Loại nước "dân dã" này không ngờ lại chứa 22 chất chống ung thư, giải độc, giảm cân vô cùng "kỳ diệu" nhưng có 4 kiểu người không nên uống

Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất không nên ăn hai món này cùng nhau. Bởi vì dạ dày của chúng ta cần một khoảng thời gian dài để tiêu hóa protein cao trong trứng. Nếu vừa ăn trứng lại tiếp tục ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và gây đau bụng.

4. Quả hồng

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên.

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng nhau.

Nguyên nhân bởi sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Những đối tượng không nên ăn khoai lang

Bên cạnh những thực phẩm không nên kết hợp với khoai lang, chúng ta cũng cần quan tâm đến các đối tượng cần tránh sử dụng thực phẩm này. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), dù khoai lang được coi là món ăn rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt.

Cụ thể là 4 nhóm người sau đây:

- Người bệnh thận:

Người bệnh thận sẽ có chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều kali, ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến nhóm người này đối mặt với những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

- Người gặp vấn đề về đường tiêu hóa:

Bạn không nên ăn khoai lang khi có hệ tiêu hóa không tốt vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.

Bạn không nên ăn khoai lang khi có hệ tiêu hóa không tốt.

- Bệnh nhân dạ dày:

Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu ăn khoai lang sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Người đang đói:

Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sình hơi trướng bụng.

Theo Đỗ Đỗ/Tổ Quốc