Cà tím được nhiều người ưa thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon rất bắt cơm. Hãy cùng tìm hiểu ăn cà tím có tác dụng gì quá bài viết dưới đây.
Ăn cà tím có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người khi lỡ “nghiện” loại thực phẩm có hương vị thơm ngon này. Sử dụng cà tím thường xuyên giúp nhuận gan, tiểu thông mật, đề phòng xơ vữa động mạch nhờ vào tác dụng làm giảm cholesterol. Đặc biệt hơn, bạn có thể sử dụng loại quả này để điều trị nám da, viêm da.
Các tài liệu đông y đã ghi chép lại cà tím có tính mát, vị ngọt, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu viêm và tiêu ung nên được sử dụng phổ biến để chữa các chứng bệnh như lở loét, ung nhọt ngoài da. Việc sử dụng cà tím thường xuyên trong bữa ăn giúp thông mật lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng chứng xơ vữa động mạch nhờ tác dụng giúp làm giảm cholesterol.
Còn theo các nghiên cứu gần đây của y học hiện đại thì trong cà tím có chứa một lượng vitamin P dồi dào có công dụng giúp tăng cường chất kết dính giữa các tế bào của cơ thể, phòng ngừa xuất huyết, bảo vệ huyết quản.
Bên cạnh đó, cà tím còn có khả năng giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả nhờ vào lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Do chứa rất ít calo, nên đây cũng là loại thực phẩm tuyệt vời cho những người muốn giảm cân. Canxi và magie cùng với vitamin A và C có trong cà tím giúp cải thiện cấu trúc xương và tăng cường hệ miễn dịch.
Đây là 2 loại khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Món cà tím nướng không chỉ ngon miệng, bắt cơm mà chúng còn là nguồn cung cấp vitamin đáng kể. Bạn có thể cho trẻ em ăn cà tím bằng cách bỏ vào món mì ý, pizza hoặc lăn bột chiên.
Đây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng nhu động ruột. Việc thường xuyên ăn cà tím có thể giúp giữ hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường, bảo vệ cơ thể khỏi táo bón, giúp bạn tận dụng hầu hết lượng thức ăn được hấp thụ vào và bảo vệ đại tràng khỏi ung thư hiệu quả.
Trong quả cà tím chứa nhiều chất phytonutrients giúp tăng cường lưu thông máu đến não, nhưng những chất thường có nhiều trong vỏ của cà tím. Vì thế, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon và chứa nhiều dưỡng chất.
Nhiều chị em thường thắc mắc rằng ăn cà tím có giảm cân không. Vì loại quả này chứa rất ít calo, không chứa chất béo, lượng chất xơ dồi dào giúp tạo cảm giác no lâu hơn. Bạn có thể học cách để chế biến chúng thành những món ăn hấp dẫn. Đây sẽ là người bạn lý tưởng của những ai đang muốn giảm cân.
Loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì hệ thống tim mạch và máu huyết. Một số nghiên cứu tại Pháp trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng trong quả cà tím có nhiều thành phần giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu, nhưng lợi ích này chỉ phát huy nếu bạn nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.
Nhiều quốc gia từ lâu đã sử dụng cà tím để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đồng thời những nghiên cứu gần đây cũng khẳng định những đóng góp này của cà tím. Lý do được đưa ra là chúng chứa hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp.
Ngoài tác dụng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể thì loại quả này còn giúp bảo vệ trái tim của chúng ta vô cùng nhẹ nhàng. Vỏ và thịt của cà tím chứa nhiều flavonoid quan trọng có thể giúp làm ổn định huyết áp và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên cà tím giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh liên quan đến tim mạch, đồng thời nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh. Bên cạnh các lợi ích khác, bạn đang có sẵn một kho báu của >sức khỏe ở ngay trong loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày của gia đình.
Ăn cà tím nhiều có tốt không hay ăn cà tím có bị nhức mình không là câu hỏi của nhiều người khi muốn thưởng thức loại quả thơm ngon này. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có người dùng được người không, vì thế bạn cần lưu ý một số vấn đề khi ăn cà tím để loại bỏ các chất độc hại cũng như tận dụng hết được công dụng của nó đối với sức khỏe.
Trong loại quả này có chứa một chất gọi là solanine, chất này có tác dụng chống oxy hóa và ức chế các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp và có tác dụng gây mê.
Việc thưởng thức quá nhiều loại quả này có thể gây độc. Solanine khi hòa tan trong nước không đáng kể nhưng khi đun sôi vẫn không thể bị loại bỏ. Muốn giảm hàm lượng chất này xuống thấp nhất, khi nấu ăn bạn cho thêm chút giấm, điều này sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Sử dụng nước ép cà tím cũng rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Ngoài ra, trong cà tím còn có chứa nicotine cao hơn bất kỳ loại quả khác, nồng độ đo được là 0,01mg/100g. Để hạn chế nhiễm độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần sử dụng 100 – 200g bằng cách chế biến các món ăn đơn giản để ăn cùng với cơm.
Đây là loại quả mà bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như món nướng, bung, um, xào với dầu ăn, xào thịt hay làm các món salad. Điều quan trọng là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ của chúng vì trong vỏ có chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.
>>> Xem thêm:
- Cà tím nấu gì ngon? Gợi ý một số món ngon từ cá tím
- Hướng dẫn làm món canh cà tím bung đậu thịt ngon miệng
Nếu nấu ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ dễ mất đi các chất >dinh dưỡng. Thậm chí, với phương pháp chiên thì có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong loại quả này.
Gần đây, nhiều tạp chí y học đã có những báo cáo về hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi thưởng thức cà tím do trong loại quả này có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa tương tự một loại histamin với hàm lượng cao. Để tránh việc này, bạn cần nấu cà tím chín kỹ trước khi ăn.
Cách tốt nhất là nên ninh hoặc hầm cà tím cho nhừ sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nên ngâm cà qua nước pha với một chút muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã cắt khoanh sẽ giúp chúng nhanh mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng đặc trưng, làm cho món ăn có hương vị thơm ngon hơn.
Nhiều >mẹ bầu thắc mắc ăn cà tím có mất sữa không vì có những thông tin cho rằng loại quả này ăn nhiều sẽ dễ bị nóng. Theo TS Lê Thanh Nhạn (Bệnh viện Tuệ Tĩnh) cho rằng, trong Đông y cà có vị ngọt tính hàn, hơi độc nhưng tác dụng mát gan, nhuận tràng, lợi mật,... nên ăn cà tím sẽ rất tốt cho người bị nóng nhiệt, khô đắng miệng, táo bón. Tuy nhiên, chúng không được khuyến khích dùng nhiều cho phụ nữ có thai và đang cho con bú vì khả năng gây độc nếu không được chế biến kỹ.
Đối tượng người mắc bệnh dạ dày cần nên lưu ý khi ăn loại quả này bởi cà tím có tính hàn, khi ăn nhiều có thể làm cho dạ dày bị khó chịu gây ra tình trạng tiêu chảy nặng. Ngoài ra, những người hay yếu mệt hoặc bị đau nhức, thấp khớp khi thời tiết trở lạnh cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Những người mắc bệnh thận hay bị hen suyễn cũng không nên ăn cà tím bởi chúng chứa lượng oxalate cao, đây là loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều có thể gây ra sỏi thận.
Cà tím khi chế biến không nên kết hợp với những loại thức ăn lạnh khác mà, nên bỏ thêm vài lát gừng để giảm tính lạnh. Loại quả này cuối thu sang đông sẽ có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn nhiều hơn, vì thế những người có thể chất hư hàn nên tránh ăn nhiều, nhất là những người đang đi ngoài phân lỏng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được ăn cà tím có tác dụng gì cũng như những lưu ý khi sử dụng loại quả này để giúp bảo vệ >sức khỏe gia đình tốt nhất.