Đau dạ dày nên kiêng đồ uống gì? Dưới đây là 3 loại đồ uống 'đại kỵ' với những người bị đau dạ dày để bệnh không trở nặng.
Đau dạ dày là tình trạng bao tử bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày. Từ đó, bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị. Cảm giác khó chịu này thông thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài và dữ dội, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề >sức khỏe nguy hiểm.
Nguyên nhân hay gặp là do vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc dùng các thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin. Ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân hiếm gặp: bệnh Crohn, hội chứng Zollinger- Ellison…
Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau uống rượu bia nhiều, ăn gia vị cay nóng hoặc sau dùng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc dùng Aspirin.
Ung thư vùng tâm vị thực quản hay gặp ở người hút thuốc lá và uống bia rượu nhiều. Ung thư dạ dày hay gặp ở những người từ trung niên. Đây cũng là những nguyên nhân nguy hiểm gây triệu chứng đau dạ dày.
Bệnh nhân thường có triệu chứng đau hoặc tức vùng thượng vị hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, ăn nhanh no và ấm ách sau khi ăn. Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi dạ dày để xác định tình trạng niêm mạc bình thường, chỉ có viêm teo hay đã tiến triển thành viêm loét dạ dày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau bao tử. Một số điển hình thường gặp gồm:
Ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya.
Ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc để để bụng trong trạng thái quá đói.
Ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua.
Vừa ăn vừa đọc sách, chơi game, học bài, xem tivi…
Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (thực phẩm bẩn, ôi thiu…).
Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…
Khi bị đau dạ dày người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia hay đồ uống có chứa cồn.
Bởi trong các loại đồ uống này có chứa hàm lượng khí CO2 lớn.
Do vậy nếu như dùng với một lượng ít thôi cũng sẽ khiến axit dạ dày tăng bất thường, gây tình trạng viêm loét dạ dày càng nặng hơn.
Axit và khí ga chứa trong nước ngọt sẽ khiến cho vết viêm loét và tình trạng đau dạ dày ngày càng nặng hơn.
Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, xương khớp.
Nước ép từ những loại quả chua như cam, quýt, dứa, xoài, bưởi sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên.
Vì thế, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh dạ dày thì nên hạn chế sử dụng những loại đồ uống này.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh