Nhiều loại thực phẩm bình thường rất ngon và bổ dưỡng, nhưng một khi chúng không tươi, mọc mầm hoặc được làm chín không đúng cách có thể trở thành chất độc, gây hại cho sức khỏe của người ăn vào.
Trong các nhóm thực phẩm, rau quả được coi là nhóm mang lại nhiều giá trị >dinh dưỡng và tốt cho >sức khỏe con người nhất, bởi nó không chỉ cung cấp nhiều khoáng chất, các loại vitamin... Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi chúng được thu hoạch và tiêu thụ khi chín một cách tự nhiên hoặc làm chín đúng quy trình.
Dưới đây là 8 loại rau quả như thế, độc hơn cả thạch tín, tốt nhất không nên tiêu thụ.
1. Cà chua xanh
Cà chua xanh (chưa chín) có chứa một chất độc là solanin, ăn phải chất này sẽ gây đắng miệng, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc khác nếu ăn vào sau khi nó đã được chế biến qua nhiệt độ. Trong trường hợp ăn sống cà chua chưa chín, thậm chí nó còn nguy hiểm hơn nữa cho sức khỏe.
2. Bắp cải thối
Sau khi ăn bắp cải hoặc cải thảo bị thối hỏng, con người sẽ bị thiếu oxy và gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chướng bụng… Trường hợp nặng có thể gây ra hiện tượng chuột rút, hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
3. Giá đỗ không có rễ
Trong quá trình sản xuất, nếu người ta sử dụng thêm một số loại chất kích thích cho giá đỗ tăng trưởng, mập mạp thì nó sẽ thường không mọc ra rễ. Tuy nhiên, đa số những chất mà có tác dụng kích thích này lại cỏ chứa các chất độc hại gây ung thư quái thai và đột biến gen cho con người.
4. Khoai tây mọc mầm, xanh
Hàm lượng solanin trong khoai tây mọc mầm và khoai tây xanh (có vỏ màu xanh) rất cao, ăn vào rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, khoai tây mọc mầm và khoai tây vỏ xanh tốt nhất không nên tiêu thụ.
5. Gừng thối
Gừng thối tạo ra chất safrole rất độc, người ăn phải chất độc này dù với một lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc và thoái hóa tế bào gan.
6. Chè mốc
Chè bị mốc là do bị nhiễm nấm Penicillium và Aspergillus, nếu uống phải nước chè mốc có thể gây chóng mặt, tiêu chảy, nhẹ có thể gây hoại tử các cơ quan quan trọng trong cơ thể, nặng thì làm tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng.
7. Khoai lang đốm
Khoai lang xuất hiện các đốm đen hoặc nâu đất là do nhiễm vi khuẩn đốm đen, sau khi con người ăn vào rất dễ bị ngộ độc.
8. Dưa muối không đủ muối hoặc chưa chín
Nếu hàm lượng muối không đủ khi muối dưa hoặc thời gian muối chưa đủ để dưa chín (muối chín thường mất từ 8 ngày trở lên), dưa có vị cay thì khi ăn loại dưa đó vào rất dễ gây ngộ độc nitrit.
Ngoài ra, dù là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng dưa muối (đã chín) cũng chứa hàm lượng muối cao, dễ gây hại cho gan, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ gây ra các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan. Do đó, kể cả dưa muối ngon, đúng cách thì bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều, quá thường xuyên.