Ai cũng thích nhà trồng nhiều cây cối để không khí trong lành hơn. Nhưng lưu ý có 8 loại cây cực độc hơn cả lá ngón, nhấm vào là nguy kịch, đừng bao giờ dại mang trồng quanh nhà.

07:00 23/08/2020

1. Hoa bông tai

Các loài bông tai là các nguồn mật hoa quan trọng cho các loài ong và các côn trùng kiếm mật khác cũng như là nguồn thức ăn của ấu trùng. 

Nhựa của chúng có màu giống như sữa, chứa các ancaloit, và một vài hợp chất phức tạp khác, bao gồm cả các cardenolid (glicozit tim mạch). Một vài loài có khả năng gây ngộ độc.

Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ em hái hoa bị dính nhựa vào tay sau đó cho tay vào miệng có thể gây ngộ độc cấp. Ở cơ địa yếu, việc ngộ độc có thể gây hôn mê.

2. Cây thầu dầu

Hạt thầu dầu (Ricinus communis) thường dùng để sản xuất dầu thầu dầu, một sản phẩm vốn được coi là rất bình thường. Trong ngành dược thường được dùng làm thuốc tẩy, trước đây có loại dầu tẩy giun, trong đó có dầu thầu dầu và tinh dầu giun.

Tuy nhiên, gần đây trong danh sách mà Chính phủ Anh công bố về các hợp chất có thể sử dụng để chế tạo các chất độc và thuốc nổ, hạt này chính là vật liệu khởi đầu để sản xuất “ricin”, một trong những chất độc nguy hiểm nhất hành tinh có nguồn gốc từ thực vật.

Về lý thuyết, với 1gram chất này đủ để làm chết khoảng 36.000 người, độ độc của asen so với ricin chỉ là hạng tép riu! Triệu chứng trúng độc ricin là nôn, đau bụng, đi ngoài, tiểu ít, khó thở, da tím tái. Do ricin làm tan máu nên có thể đái hoặc đi ngoài ra máu, rối loạn thị lực và tim mạch, phù phổi cấp, hôn mê và dẫn đến tử vong.

4. Cà độc dược

Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng…

Vì cây có độc tính cao nên chỉ dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Khi bị ngộ độc, có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê.

Trong cây (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu là scopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin… với số lượng không đáng kể.

Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.

5. Hoa đai vàng (huỳnh anh)

Cây hoa đai vàng là loại cây dạng bụi leo, có lá mọc vòng với phiến lá dài, láng. Cây ra hoa quanh năm và rất dễ trồng. 

Quả ít khi gặp, hình tròn dài có gai dài màu xanh, chứa ít hạt. Toàn thân cây có nhựa mủ trắng, phần ngọn có nhiều nhựa hơn tại thân và cành, khi bị ngắt ngang cây sẽ chảy nhiều nhựa mủ trắng đọng thành giọt.

Theo các tài liệu cây cỏ trong nước thì cây huỳnh anh là >loại cây độc. Y văn nước ngoài chuyên ngành ngộ độc gần đây cũng đã đề cập đến cây do khả năng gây ngộ độc ở trẻ em.

Cây huỳnh anh thuộc họ trúc đào, đây là một trong những loài thực vật độc. Toàn cây gồm vỏ cây, hoa, lá, hạt và nhựa mủ là những bộ phận của cây có chứa chất độc có tác dụng nhuận trường. Những trường hợp ngộ độc ghi nhận ở trẻ em do chơi ngậm nhai cây, hoa, hoặc nuốt phải nhựa mủ.

Triệu chứng ngộ độc khi trẻ ăn phải sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá, gồm đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, có khi kèm theo triệu chứng sưng môi, choáng váng.

Ngoài ra ngộ độc cây huỳnh anh cũng xảy ra ở những trẻ có cơ địa mẫn cảm, khi trẻ sờ phải nhựa mủ trắng của cây gây viêm da làm nổi hồng ban, mề đay trên da.

6. Cây trúc đào

Trúc đào có nhựa đục rất đắng và độc, acid hydrocyanic và những glucosid độc là oleandrin, neriin, neriantin. Y học đã công nhận trúc đào rất độc. Bò, ngựa ăn phải một số lá trúc đào tươi đã bị ngộ độc.

Người ăn thịt súc vật chết vì lá trúc đào cũng bị ngộ độc. Qua thử nghiệm người ta thấy rằng, người uống phải nước có lá trúc đào rơi vào hay nước ngâm rễ trúc đào sẽ bị trúng độc.

Vỏ và gỗ còn tươi của thân cành trúc đào độc hơn lá. Ở đảo Corse, Pháp, có trường hợp ngộ độc vì ăn chả nướng xiên bằng cành trúc đào và uống nước đựng trong chai nút bằng gỗ trúc đào.

Hoa trúc đào tuy độ độc thấp hơn ở các bộ phận khác, nhưng rơi vào nước cũng làm nước nhiễm độc. Chất độc vẫn không bị phá hủy ở các bộ phận của cây trúc đào đã được đun sôi hoặc sấy khô. Người ta còn cho rằng, mật ong chứa mật hoa và hạt phấn hoa trúc đào cũng độc.

Những triệu chứng ngộ độc trúc đào biểu hiện ở trạng thái khó chịu, bải hoải chân tay, buồn nôn, chóng mặt (với liều nhỏ); tiêu chảy ra máu, rối loạn hô hấp, nôn mửa, chân tay co giật, loạn nhịp tim, mạch nhỏ yếu đi tới hôn mê và tử vong.

7. Cây hoa thông thiên

Thông thiên hay huỳnh liên, là loài cây thuộc họ Trúc đào có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana Beach, Hawaii…

Cây thân gỗ. Toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.

Cây có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid…có thể gây tử vong ở người.

8. Cây xoan

Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Thậm chí, hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm.

Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả.

Đối với quả xoan, chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải.

Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.

9. Cây ngô đồng

Cây ngô đồng cảnh có củ thuộc họ cây thầu dầu Euphorbiaceae. Loài cây này có gốc phình to, xi xù, khá mập. Phần lá có cuống đính gần gốc, màu xanh, nhãn.

Thông thường, lá của cây này được chia thành từ 3 – 5 thùy to và những phiến như hợp kim.

Đặc trưng của loại ngô đồng cảnh là mỗi cây có một cụm hoa màu đỏ mọc trên ngọn. Mỗi bông có 5 cánh, sau này hình thành nên dạng quả nang.

Loại quả này thường nổ tung khi được di chuyển đến một vùng đất mới thông qua các loài động vật như chim, dơi, ong… Tại Việt Nam, loài cây này được trông phổ biến từ đồng bằng cho đến miền núi.

Ngô đồng thân gỗ còn gọi là ba đậu tây to hoặc vông đồng, thân có gai, lá hình tim hơi ba cạnh, mép có răng cưa. Nhựa và hạt của cây chứa chất dầu, có độc, có thể gây chết người.

Ngoài hạt có chứa độc, nhựa cây ba đậu tây cũng có thể làm sưng đỏ mắt nếu vô ý để nhựa bắn vào mắt.

9. Cây lá ngón

Cây lá ngón là loài cây độc và có rất nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc là cây lá ngón. Loài cây này có hoa rất đẹp, nở màu vàng cam rực rỡ nên nhiều người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Theo Khang Nhi/Gia Đình Mới