Dưới đây là 8 kiểu bữa tối mà bạn và gia đình nên "tránh xa" để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa ung thư.
1. Bữa tối với nhiều thực phẩm sản sinh khí
Một số thực phẩm trong quá trình tiêu hóa sẽ sản sinh ra một số lượng lớn các khí, gây đầy hơi. Chẳng hạn như đậu, bắp cải, hành tây, ngô, chuối và một số thực phẩm khác. Cảm giác đầy hơi không chỉ làm khó chịu cho dạ dày, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, tâm trạng bất an khó ở, mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, buổi tối cũng nên tránh ăn thực phẩm này.
2. Bữa tối ăn nhiều thịt
Theo Daily Mail, Ban cố vấn khoa học >dinh dưỡng Anh chỉ ra rằng việc ăn quá nhiều thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói… sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Sau khi chiên hoặc nướng thịt đỏ sẽ sinh ra các hợp chất amin isocyclic, có thể gây ung thư đường ruột. Ngoài ra hàm lượng chất xơ thấp trong thịt đỏ dễ gây táo bón, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trung hòa axit mật và kích thích tế bào biểu mô ruột già.
3. Bữa tối ăn thực phẩm thừa
Nhiều người sợ lãng phí và luôn ăn thức ăn thừa vào bữa tối. Các thống kê đã chỉ ra rằng, nhiều trường hợp mắc bệnh viêm tụy, đặc biệt là viêm tụy cấp đều có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá nhiều và ăn thực phẩm hỏng. Đặc biệt là thực phẩm như thịt và cá thừa có hàm lượng protein cao bị biến chất, nó cũng có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy.
4. Bữa tối ăn nhiều thực phẩm quá cay
Hiện nay có rất nhiều người thích ăn các loại thực phẩm cay vào bữa tối, ví dụ như các món lẩu cay, các loại nước chấm cay, hay các loại gia vị như ớt, tỏi, hành sống. Ăn nhiều những loại thực phẩm này vào bữa tối dễ gây cảm giác nóng rát dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản hoặc táo bón, phân khô, khó tiêu và các vấn đề khác, từ đó làm rối loạn giấc ngủ.
5. Bữa tối ăn nhiều súp thịt, súp hải sản
Nhiều người có thói quen nấu súp thịt vào bữa tối để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Súp sườn, súp thịt có hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là hàm lượng chất béo bão hòa cao có hại cho hệ tim mạch. Bệnh nhân cao huyết áp không thích hợp uống canh quá mặn. Bệnh nhân gút không nên uống nhiều súp hải sản… vì hàm lượng purin cao.
Những người có đường tiêu hóa kém, chán ăn thường có khả năng tiêu hóa chất béo yếu cũng không nên ăn. Vì vậy, canh thịt không thích hợp ăn đêm, nên chọn ăn vào buổi trưa sẽ tốt hơn.
6. Bữa tối ăn đồ ngọt và nhiều dầu mỡ
Nhiều người thích ăn tráng miệng sau bữa tối, nhưng đồ quá ngọt và nhiều dầu mỡ dễ gây gánh nặng cho dạ dày và ruột. Ngược lại, nếu ít vận động sau bữa tối, đường trong món tráng miệng khó phân hủy trong cơ thể, chuyển hóa thành chất béo dễ gây béo phì. Nếu thường xuyên ăn như vậy còn có thể gây ra bệnh tim mạch, ung thư.
7. Bữa tối ăn thực phẩm lạnh và dính
Lạnh thường đề cập đến các loại thực phẩm lạnh chưa được nấu chín, chẳng hạn như cà chua sống, sữa lạnh, các loại dưa như dưa hấu, dưa chuột và các món ăn nguội như gỏi, salad… Đồ dính thường để chỉ những thức ăn khó tiêu hóa như gạo nếp, bánh nếp, bánh rán… Dạ dày và ruột cần tiêu hóa nhẹ nhàng vào ban đêm, sau khi các thức ăn này vào dạ dày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của dạ dày, khiến hoạt động tiêu hóa hoạt động không bình thường, dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp và mãn tính, các bệnh lý về dạ dày khác.
8. Bữa tối uống nhiều rượu
Một số người có thói quen uống một chút rượu vào bữa tối và sau đó đi ngủ, và cho rằng rượu là thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Thực tế uống rượu bia sẽ khiến các cơ xung quanh đường hô hấp bị giãn ra quá mức, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngáy ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, hãy cố gắng đảm bảo rằng bạn không uống rượu trong vòng 4-6 giờ trước khi đi ngủ.
Bữa tối như thế nào là lành mạnh, ngừa ung thư?
Trước hết, nên ăn tối từ 5 đến 7 giờ tối và cố gắng duy trì đều đặn. Ngay cả khi nhân viên văn phòng không thể đảm bảo ăn uống đúng giờ mỗi ngày thì tốt nhất bạn nên ăn bánh quy và đồ ăn nhẹ trong giờ làm thêm để tránh ăn quá no vào bữa tối.
Trước khi ăn tối, hãy nghĩ xem bạn đã ăn gì trong bữa sáng, bữa trưa, và bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong cả ngày.
Thứ hai, bữa tối cần đảm bảo sự đa dạng của thực phẩm và chú ý đến dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ, tăng nhu động đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Cuối cùng nên tập trung khi ăn. Nói chuyện, xem tivi, nghịch điện thoại… sẽ làm phân tán sự chú ý ăn uống, ảnh hưởng đến việc tiết dịch nhai và tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày.