Nhiều người ở các nước đang phát triển hiện nay đa phần không bổ sung đủ vitamin A cho cơ thể. Những người có nguy cơ thiếu hụt cao nhất là phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh xơ nang và tiêu chảy mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu loại vitamin này.
Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm thị lực thích hợp, hệ thống miễn dịch mạnh, sinh sản và >sức khỏe làn da tốt.
Có hai loại >vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm: vitamin A định dạng sẵn và vitamin A. Retinol - tiền vitamin A, thường được tìm thấy trong thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Mặt khác, cơ thể chuyển hóa carotenoid thành vitamin A từ thực phẩm như trái cây và rau quả màu đỏ, xanh lá cây, vàng và cam.
Dưới đây là 8 dấu hiệu và triệu chứng của thiếu vitamin A mà bạn cần quan tâm.
1. Da khô
Vitamin A rất quan trọng trong việc tạo ra và sửa chữa các tế bào da. Nó cũng giúp chống lại chứng viêm do một số vấn đề về da. Không bổ sung đủ vitamin A có thể là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của bệnh chàm và các vấn đề về da khác.
Bệnh tổ đỉa là tình trạng da bị khô, ngứa và viêm. Một số nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy alitretinoin, một loại thuốc kê đơn có hoạt tính vitamin A, có hiệu quả trong điều trị bệnh chàm. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, những người bị bệnh chàm mãn tính uống 10–40 mg alitretinoin mỗi ngày đã giảm được 53% các triệu chứng.
2. Khô mắt
Các vấn đề về mắt là một trong những vấn đề được biết đến nhiều nhất liên quan đến sự >thiếu hụt vitamin A.Trong những trường hợp nghiêm trọng, không nhận đủ vitamin A có thể dẫn đến mù hoàn toàn hoặc chết giác mạc, biểu hiện đặc trưng là các đốm Bitot.
Khô mắt, hoặc không có khả năng tiết nước mắt, là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt vitamin A. Theo một báo cáo, trẻ nhỏ ở Ấn Độ, Châu Phi và Đông Nam Á có nguy cơ bị >khô mắt cao nhất do chế độ ăn uống không bổ sung đủ vitamin A.
Một nghiên cứu cho thấy rằng liều lượng cao vitamin A làm giảm tỷ lệ khô mắt 63% ở trẻ sơ sinh và trẻ em trong 16 tháng. Dù kết quả diễn ra nhanh hay chậm, thì việc sử dụng vitamin A trong điều trị khô mắt đã được khoa học chứng minh và nhiều bác sĩ khuyên dùng.
3. Bệnh quáng gà (mù đêm)
Thiếu vitamin A nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng quáng gà. Một số nghiên cứu quan sát đã báo cáo ở các quốc gia đang phát triển tỷ lệ mắc chứng quáng gà cao hơn so với các nước phát triển. Do mức độ của vấn đề này, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu để cải thiện nồng độ vitamin A dành cho người có nguy cơ bị quáng gà.
Trong một nghiên cứu, những phụ nữ bị quáng gà được cung cấp vitamin A bằng thực phẩm hoặc các sản phẩm chức năng. Cả hai dạng vitamin A này đều cải thiện tình trạng bệnh và tăng khả năng thích ứng với bóng tối của họ lên hơn 50% trong 6 tuần.
4. Vô sinh và Khó thụ thai
Vitamin A cần thiết cho sự sinh sản ở cả nam và nữ, cũng như sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi mang thai, thiếu vitamin A có thể là một trong những nguyên nhân mà bạn nên tìm hiểu bởi vì thiếu vitamin A có thể dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.
Các nghiên cứu cho thấy chuột cái bị thiếu vitamin A khó có thai và có thể có phôi bị dị tật bẩm sinh. Nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông vô sinh có thể có nhu cầu nhiều hơn về chất chống oxy hóa do mức độ căng thẳng oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa) trong cơ thể họ cao hơn. Vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể và có thể dễ dàng bổ sung theo nhiều cách.
Thiếu vitamin A cũng liên quan đến sẩy thai. Một nghiên cứu đã phân tích nồng độ trong máu của các chất dinh dưỡng khác nhau ở những phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp và phát hiện họ đều có lượng vitamin A thấp trong cơ thể. Vì vậy các bà mẹ cần chú ý bổ sung vitamin A hàng ngày để nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi khỏe mạnh.
5. Trì hoãn tăng trưởng
Trẻ em không được cung cấp đủ vitamin A có thể bị còi cọc. Điều này là do vitamin A cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin A, riêng lẽ hay kết hợp với các chất dinh dưỡng khác, có thể cải thiện sự tăng trưởng ở trẻ em. Hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở trẻ em ở các quốc gia đang phát triển.
Trên thực tế, một nghiên cứu trên 1.000 trẻ em ở Indonesia cho thấy những trẻ bị thiếu vitamin A dùng chất bổ sung vitamin A liều cao trong 4 tháng cao hơn 0,15 inch (0,39 cm) so với trẻ dùng giả dược (vitamin A "giả", không có tác dụng điều trị như vitamin A thật)
Tuy nhiên, một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vitamin A cùng các chất dinh dưỡng khác có tác động lớn hơn đến sự tăng trưởng so với việc chỉ bổ sung vitamin A.
6. Nhiễm trùng cổ họng và ngực
Nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt là ở cổ họng hoặc ngực, có thể là do thiếu hụt vitamin A. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của chúng.
Một nghiên cứu ở trẻ em ở Ecuador cho thấy rằng những trẻ em nhẹ cân uống 10.000 IU vitamin A mỗi tuần ít bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn so với những trẻ được dùng giả dược. Mặt khác, một đánh giá về các nghiên cứu ở trẻ em cho thấy bổ sung vitamin A có thể làm tăng 8% nguy cơ phát triển nhiễm trùng cổ họng và ngực. Vì vậy, các tác giả chia sẻ rằng chỉ nên cung cấp thực phẩm chức năng cho những người thực sự cần hoặc bị thiếu hụt vitamin A.
Theo một nghiên cứu ở người cao tuổi, nồng độ cao trong máu của chất provitamin A là beta-carotene có thể bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
7. Chữa lành vết thương kém
Các vết thương không lành hẳn sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể do lượng vitamin A thấp. Điều này là do vitamin A thúc đẩy việc tạo ra collagen - một thành phần quan trọng giúp làn da khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng cả vitamin A dạng uống và dạng bôi đều có thể làm khỏe da.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng vitamin A đường uống giúp cải thiện quá trình sản xuất collagen. Vitamin có tác dụng này ngay cả khi những con chuột đang dùng steroid - một chất có thể ức chế quá trình chữa lành vết thương. Một nghiên cứu khác trên chuột cho thấy việc điều trị vết thương bằng vitamin A bôi ngoài có thể ngăn ngừa các vết thương liên quan đến bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu trên người cũng cho kết quả tương tự. Những người đàn ông cao tuổi điều trị vết thương bằng vitamin A bôi ngoài da đã giảm được 50% kích thước vết thương so với những người đàn ông không sử dụng.
8. Mụn trứng cá và mụn
Vì vitamin A thúc đẩy sự phát triển của da và chống lại chứng viêm nên nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị mụn trứng cá. Nhiều nghiên cứu đã liên kết mức độ vitamin A thấp với sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Trong một nghiên cứu ở 200 người trưởng thành, mức vitamin A ở những người bị mụn trứng cá thấp hơn 80 mcg so với những người không có mụn, vì vật vitamin A đường bôi và uống có thể điều trị mụn trứng cá. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại kem có chứa vitamin A có thể làm giảm số lượng tổn thương do mụn trứng cá gây ra lên đến 50%.
Dạng vitamin A đường uống nổi tiếng nhất được sử dụng để điều trị mụn trứng cá là isotretinoin hay còn gọi là accutane. Hai loại thuốc này có thể rất hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá nhưng có thể có một số tác dụng phụ, bao gồm thay đổi tâm trạng và dị tật bẩm sinh.
Tác hại của việc bổ sung quá nhiều vitamin A
Vitamin A có giá trị đối với sức khỏe tổng thể nhưng bổ sung quá nhiều có thể gây nguy hiểm. Ngộ độc vitamin A thường là kết quả của việc dùng chất bổ sung liều cao trong thời gian dài vì cơ bản vitamin A từ chế độ ăn uống hàng ngày không đủ nhiều để gây ngộ độc.
Lượng vitamin A dư thừa dự trữ trong gan có thể dẫn đến nhiễm độc và các triệu chứng khác, chẳng hạn như thay đổi thị lực, sưng xương, da khô và thô ráp, loét miệng và lú lẫn. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý không tiêu thụ quá nhiều vitamin A để ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết người lớn khỏe mạnh cần 700–900 mcg mỗi ngày, riêng phụ nữ đang cho con bú cần nhiều vitamin A hơn. Đối với trẻ em, chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng là đủ để cung cấp vitamin A cần thiết cho cơ thể.
Lời kết
Vitamin A có nhiều trong thịt, sữa và trứng, cũng như các loại thực phẩm thực vật có màu đỏ, cam, vàng và xanh lá cây. Để đảm bảo cung cấp đủ vitamin A, hãy ăn nhiều loại thực phẩm này. Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu vitamin A, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung.