Vì thích tiện lợi nhiều gia đình đã vô tư áp dụng những thói quen chế biến thực phẩm sai lầm, khiến sức khỏe cả gia đình bị ảnh hưởng không nhỏ.
1. Rửa thịt là một cách tốt nhất để làm sạch
Theo các chuyên gia, rửa thịt hoặc thịt gia cầm nếu không làm đúng cách có thể gây nguy hiểm gấp bội. Đặc biệt là với thịt gà, nếu thịt còn sống khi bạn rửa rất dễ làm lây lan vi khuẩn ra khắp gian bếp, cụ thể là Salmonella và Campylobacter - 2 vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc tệ hơn có thể gây ra hội chứng Guillain-Barrè dẫn đến tê liệt chân tay. Vi khuẩn này dù cho là nước lạnh, nước ấm hay axit từ trái cây vẫn không thể tiêu diệt được chúng.Theo thống kê, trung bình tại Mỹ, mỗi năm có 75 người mắc bệnh này.
Vì thế, FDA đã đưa ra lời khuyên dành cho những ai kĩ tính, muốn làm sạch thực phẩm trước khi ướp, nấu nướng, có thể lau sạch bằng khăn giấy dùng một lần. Sau đó, cẩn thận rửa kỹ lại những đồ dùng đã tiếp xúc với gà sống để tránh lây lan vi khuẩn.
2. Trứng không cần rửa trước khi cho vào tủ lạnh
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc cất giữ trứng vào tủ lạnh cùng với các thực phẩm tươi sống khác nên cũng cần phải rửa và làm sạch cẩn thận để loại bỏ vi khuẩn và tránh lây lan. Để làm sạch trứng, bạn nên rửa nhẹ nhàng bằng nước rồi dùng khăn sạch lau khô trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
3. Lò vi sóng có thể giết hết vi khuẩn
Lò vi sóng tuy tiện lợi nhưng có một khuyết điểm đó là phân bổ nhiệt độ không đều nên khi dùng lò vi sóng để hâm thức ăn bạn nên kiểm tra kỹ nhiệt độ để đảm bảo hạn chế tối đa vi khuẩn sinh sôi.
Đặc biệt có những thực phẩm tuyệt đối không hâm trong lò vi sóng như: trứng (có thể phát nổ gây nguy hiểm), hoặc cơm nguội, thịt gà, các loại rau xanh,...
4. Sử dụng thớt sai cách
Nhiều gia đình sau khi sử dụng thớt thường vệ sinh qua loa rồi cất mà không biết rằng đây là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển. Với thớt gỗ, việc bảo quản vệ sinh cần chú ý những điều sau: rửa sạch và lau khô trước và sau khi sử dụng. Mỗi chiếc thời đều có hạn sử dụng riêng vì vậy khi bề mặt thớt có hiện tượng mủn gỗ hoặc không bằng phẳng bạn nên thay ngay chiếc mới.
Ngoài ra việc sử dụng thớt riêng cho các loại thực phẩm khác nhau cũng là cách giữ vệ sinh chung rất hiệu quả.
5. Hâm thức ăn trong lò vi sóng bằng hộp nhựa
Nhiều người thường mua các bộ hộp đựng thức ăn rồi tiện bỏ luôn vào lò vi sóng để hâm mà không biết rằng chúng chứa chất gây ung thư cực nguy hiểm. Đặc biệt khi ở nhiệt độ cao, các độc tố nhiễm vào thực phẩm rồi gây hạ cho >sức khỏe người sử dụng.
Nếu hay sử dụng lò vi sóng, bạn nên đầu tư các sản phẩm đựng thức ăn bằng thủy tinh, sành, sứ,... để bảo vệ sức khỏe cả nhà trong ngày Tết.
6. Để giẻ rửa bát ở nơi ẩm ướt
Một nghiên cứu vào năm 2017 đã chứng minh các loại giẻ rửa bát đặc biệt là miếng xốp là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất nhì trong nhà nếu bảo quản không đúng cách. Nếu đặt ở nơi ẩm ướt hoặc ngâm trong bồn nước quá lâu, vi khuẩn trong miếng rửa bát có thể sinh sôi đủ nhiều để khiến cả gia đình bị ngộ độc thực phẩm.
7. Để thức ăn bên ngoài quá lâu
Ngày Tết lượng thức ăn nhiều cộng thêm thời tiết không quá nóng nên nhiều người có thói quen cất thức ăn qua loa không bọc kỹ hoặc để bên ngoài để bữa sau tiện ăn ngay nhất là các đồ ăn sẵn như: bánh chưng, giò, chả, nem,...
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thức ăn ở nhiệt độ thường bên ngoài càng lâu thì càng có nguy cơ gây bệnh cho người dùng. Phương pháp tối ưu để bảo quản là chúng ta phải giữ nóng các thực phẩm nóng (từ 60 độ C trở lên) và giữ lạnh các thực phẩm lạnh (từ 4 độ C trở xuống). Nếu không có điều kiện bảo quản thích hợp thì thực phẩm chỉ an toàn để sử dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc nấu.