Thời tiết chuyển lạnh, những món ăn như lẩu, nướng thơm ngon thường được các gia đình lựa chọn vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, lẩu hay nướng có thể trở thành món ăn gây hại sức khỏe nếu như bạn mắc phải những sai lầm dưới đây.
Khi ăn lẩu, mọi người thường nhúng đồ ăn vào nước dùng đang sôi đợi đến khi chín thì gắp ra ăn. Tuy nhiên không ít người cho rằng ăn lẩu phải ăn tái mới ngon, đặc biệt là khi ăn thịt bò hay nhúng rau.
Điều này sẽ vô tình tạo điều kiện cho các vi khuẩn, ký sinh trùng có trong thực phẩm chưa đảm bảo an toàn vệ sinh xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh như nhiễm sán dây, sán lợn,.. Đã từng có trường hợp cô gái trẻ nặn ở ngực ra sán vì thói quen ăn uống này.
Nhiều người thích ăn lẩu thật nóng, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), thói quen dùng đồ ăn thức uống trên 65 độ C thể tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Ngoài ra, việc ăn lẩu ở nhiệt độ cao với các gia vị cay nóng sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, tổn hại tới >sức khỏe. Tốt nhất khi ăn lẩu, bạn nên gắp đồ ăn đã bát/đĩa để nguội bớt mới ăn.
Hầu hết các chị em khi chế biến lẩu đều thích cho đủ các loại gia vị như sa tế, gia vị nấu lẩu, mì chính,… để làm tăng thêm hương vị. Tuy nồi lẩu có thể hấp dẫn hơn nhưng lại nghèo >dinh dưỡng và có nguy cơ khiến bạn ăn phải hóa chất độc hại.
Bởi nếu ăn phải những thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc sẽ dễ chứa thành phẩm màu, hóa chất hại sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết.
Mọi người cứ nghĩ rằng loại rau nào cũng có thể dùng để nhúng lẩu nhưng thực tế, mỗi loại lẩu lại phù hợp với từng rau riêng. Nếu kết hợp không đúng có thể gây tổn hại sức khỏe.
Ví dụ: Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón. Lẩu riêu cua không ăn với cần tây, khoai lang, khoai tây vì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, dễ gây sỏi trong cơ thể.
Lẩu cho dù có ngon đến mấy thì cũng không nên ăn liên tục, 1-2 tuần ăn một lần là được. Bởi ăn lẩu quá nhiều sẽ có thể khiến bạn thường xuyên ăn phải đồ tái, tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Đồng thời, khi ăn lẩu không nên ngồi ăn quá lâu bởi việc ngồi ăn trong suốt mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá, dễ gây đau bụng, đi ngoài.
Mọi người thường dùng nước lẩu từ đầu bữa đến cuối bữa mà không thay, điều này vô tình có thể rước bệnh vào người.
Sau khi ăn khoảng 30 phút , bạn nên thay nước lẩu, vì lúc đó thực phẩm đun lâu đã biến chất, sinh ra chất nitrit (có thể gây ung thư) và những chất có hại khác. Các chất này càng lớn nếu nồi nước lẩu đun hơn 60 phút.
Đa số chúng ta nghĩ lẩu là món ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng lúc. Tuy nhiên, khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa.
Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào. Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.