Một số triệu chứng cảnh báo rằng sức khỏe đang gặp vấn đề bất thường thế nhưng rất nhiều người lại chủ quan, không để ý và dễ dàng bỏ qua
1. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Giảm cân mà không cần bất kỳ chế độ tập luyện hay ăn kiêng nào có thể báo hiệu >sức khỏe đang có vấn đề. Nếu không béo phì và đã giảm hơn 10 pounds (4,5 kg), hoặc hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 6 đến 12 tháng qua, hãy đi khám bác sĩ.
Giảm cân không giải thích được có thể do các bệnh tật khác nhau - bao gồm tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), tiểu đường, trầm cảm, bệnh lý về gan, bệnh về dạ dày đại tràng, ung thư hoặc các rối loạn liên quan đến cách cơ thể hấp thụ chất >dinh dưỡng (rối loạn kém hấp thu).
2. Sốt dai dẳng hoặc sốt cao
Sốt không phải lúc nào cũng là tình trạng đáng báo động. Sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng hoặc phản ứng của cơ thể với nhiễm virus, hoặc những thay đổi về sinh lý (phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai,..).
Tuy nhiên, sốt dai dẳng lại có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao, HIV,.... Trong một số trường hợp, tình trạng ung thư (ác tính) chẳng hạn như u lympho, bệnh bạch cầu; gây sốt kéo dài còn có tác dụng phụ của một số loại thuốc.
3. Khó thở
Khó thở có thể báo hiệu đã xảy ra vấn đề sức khỏe. Tập luyện quá sức, nhiệt độ khắc nghiệt, béo phì đều có thể gây khó thở. Ngoài những ví dụ này, khó thở có khả năng là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh tật khác.
Nếu bị khó thở không giải thích được, đặc biệt là nếu nó xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng, hãy nhập viện để tìm nguyên nhân và điều trị.
Nguyên nhân gây khó thở có thể bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi), cũng như các vấn đề về tim và phổi khác. Khó thở cũng có thể xảy ra khi bị hoảng loạn (đột nhiên bị lo lắng dữ dội) gây ra các phản ứng nghiêm trọng trong khi không có nguy hiểm thực sự hoặc nguyên nhân rõ ràng.
4. Những thay đổi trong thói quen đại tiện
Tiêu chuẩn để đánh giá mức độ bình thường của nhu động ruột rất khác nhau. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nhận thấy những thay đổi bất thường hoặc không giải thích được, chẳng hạn như:
Phân màu máu, đen hoặc màu hắc ín (một số trường hợp phân thay đổi do chế độ ăn như ăn thức ăn màu đen : socola, cà phê, huyết,... hoặc uống viên sắt).Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, âm ruột thay đổi.
Những thay đổi thói quen đại tiện có thể báo hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn - chẳng hạn như nhiễm campylobacter hoặc salmonella - hoặc nhiễm virus hoặc ký sinh trùng, amip. Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh ruột kích thích và ung thư dạ dày đại tràng.
5. Nhầm lẫn hoặc thay đổi tính cách
Nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy:
Kỹ năng tư duy kém
Khó tập trung, duy trì hoặc chuyển sự chú ý
Thay đổi hành vi
Những thay đổi này bị gây ra bởi nhiều vấn đề, bao gồm nhiễm trùng, dinh dưỡng kém, tình trạng sức khỏe tâm thần, bệnh lý thực thể tại não (u não, nhồi máu não, abces não,...) hoặc thuốc.
6. Cảm thấy no sau khi ăn rất ít
Nếu luôn cảm thấy no sớm hơn bình thường hoặc sau khi ăn ít hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ. Cảm giác này, được gọi là cảm giác no sớm, cũng có thể đi kèm với buồn nôn, nôn, đầy hơi hoặc giảm cân.
Các nguyên nhân có thể gây ra cảm giác no sớm bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày. Trong một số trường hợp, một vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, ung thư gan,... có thể là một yếu tố nguy cơ.