Những thói quen tưởng vô hại lại tác động rất xấu đến hệ xương khớp của bạn. Nếu không chú ý, chẳng mấy chốc mà thoái hóa cột sống, đau cơ, sưng khớp, hạn chế vận động...
Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, biểu hiện bằng các triệu chứng như đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương, thường xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi trở lên.
Tuy nhiên theo thống kê, những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
Ngoài nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, thì phần lớn bệnh lý phát sinh do những thói quen trong sinh hoạt sai lầm hàng ngày,ảnh hưởng xấu đến hệ cơ xương khớp. Việc chữa trị thường kéo dài dễ tái phát, làm giảm chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc cũng như gây gánh nặng về kinh tế.
Để tránh mắc phải những căn bệnh liên quan tới xương khớp thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. 5 thói quen dưới đây là “thủ phạm” gây ra các bệnh về xương khớp, người làm việc nơi văn phòng cần phải nhanh chóng từ bỏ.
Ngồi làm việc lâu tại một vị trí
Ngồi làm việc liên tục 8 tiếng/ngày khiến nhiều người không có thời gian cho việc vận động. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận,.. mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Tuần hoàn máu ở chân giảm, cơ mông, hông sẽ kém linh hoạt đồng thời xương cũng dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống…
Đi giày cao gót
Khi mang giày cao gót trong khoảng thời gian dài, các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót sẽ bị căng giãn quá mức và đau mỏi. Nếu như tình trạng này kéo dài thì khớp gối sẽ dần bào mòn và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.
Gót giày càng cao đồng nghĩa với nguy cơ gặp phải các vấn đề về lưng, đầu gối càng lớn. Ngoài ra, mũi giày càng nhỏ hẹp sẽ ép các ngón chân lại với nhau, lâu ngày sẽ gây biến dạng ngón cái và các ngón khác.
Đi tất không đủ ấm
Theo các chuyên gia y tế, trời lạnh sẽ khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đề kháng kém. Do đó không khí lạnh rất dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và làm các mạch máu dưới da co lại, máu nuôi khớp bị hạn chế. Từ đó dịch khớp sẽ đông quánh lại gây nên tình trạng khó cử động và đau mỏi.
Chính vì thế, vào mùa lạnh việc giữ ấm cơ thể đặc biệt là các vùng cổ, ngực, tay, chân là vô cùng cần thiết. Nên lựa chọn tất có chất liệu phù hợp và chiều cao ít nhất qua cổ chân để giữ ấm.
Không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời
Canxi và vitamin D là hai “nguyên liệu” quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì >sức khỏe bộ xương và cơ thể. Cơ thể bị thiếu hụt “vitamin ánh mặt trời” sẽ giảm khả năng hấp thụ canxi. Điều này sẽ tăng nguy cơ loãng xương, đau xương, suy nhược cơ...
Tuy nhiên, do tính chất công việc nên nhân viên văn phòng dành hầu như toàn bộ thời gian ngồi tại chỗ và làm việc trong nhà, ít khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Quan trọng hơn là đa phần mọi người đi làm đều đã bôi đủ kem chống nắng vì thế việc hấp thụ vitamin D cũng phần nào bị hạn chế.
Uống quá nhiều cà phê
Chất cafein có trong cà phê có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc. Chính vì điều này mà cà phê trở thành loại đồ uống thân thuộc đối với nhân viên văn phòng.
Tuy nhiên, uống cà phê thường xuyên (hơn 2 cốc/ngày) sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Theo chuyên gia, Caffeine có thể kết hợp với các free calcium bên trong cơ thể, đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Free calcium giảm sẽ kèm theo sự phân giải của calcium, từ đó gây loãng xương.