Chuyên gia Nhậm Thanh Thanh, trưởng Khoa Đa khoa của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học y khoa Chiết Giang, đã chỉ ra 5 hành động trong quá trình rửa bát làm tăng gấp đôi lượng vi khuẩn. Khi ăn tất cả các vi khuẩn trong bát đũa sẽ nằm gọn trong bụng.
Trong dịp Tết, lễ hội, những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thường tụ tập ăn uống, trò chuyện. Sau khi ăn xong, rửa bát là một “công trình” lớn của mọi nhà. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, một số hành động sai trong quá trình rửa bát sẽ làm tăng lượng vi khuẩn. Có rất nhiều người đã có những thói quen này trong nhiều năm.
Dưới đây là 5 thói quen sai lầm thường thấy.
1. Đặt tất cả các loại bát đĩa rửa cùng nhau
Các loại bát đĩa chứa những món ăn nhiều dầu mỡ, có thể sẽ gây lây nhiễm chéo, làm tăng gấp đôi thời gian rửa bát.
Thực hành đúng: Sau khi ăn, tốt nhất là phân chia bát đĩa theo từng loại thức ăn. Đầu tiên rửa loại bát đĩa không có dầu mỡ, sau đó đến bát đĩa có dầu mỡ. Ngoài ra, nên tách các loại bát đĩa đựng thịt sống và đĩa đựng rau củ quả riêng. Rửa bát đựng thức ăn chín trước trước, bát đĩa đựng thịt sống rửa sau.
2. Ngâm bát đĩa trong thời gian dài
Nhiều gia đình khi ăn xong, thường xuyên ngâm bát trong bồn, chờ mọi người ăn xong, rồi cùng nhau rửa, hoặc ngâm bát đĩa lúc nào gần ăn bữa kế tiếp sẽ rửa. Tuy nhiên, hành động này đang nuôi dưỡng một ổ vi khuẩn.
Bát đĩa để càng lâu càng khó rửa, đặc biệt là vào mùa hè, nếu để đến bữa kế tiếp mới rửa bát, dư lượng thực phầm đã lên men, sẽ sản sinh mùi hôi. Nghiên cứu phát hiện, cứ 1-5g thịt, cá, cơm, rau, được đặt trong cái bát chứa đầy nước ở nhiệt độ phòng trong vòng 10 tiếng, số lượng vi khuẩn staphylococci và E. coli trong bát tự nhiên tăng lên 70.000 lần.
Một khi lượng vi khuẩn bám vào bát đĩa, ngay cả được làm sạch bằng dung dịch rửa chén bát, vẫn sẽ có một lượng vi khuẩn còn sót lại trên bát đĩa.
Thực hành đúng: Sau khi ăn xong, bát đĩa nên rửa ngay lập tức, sau khi xào nấu thức ăn xong cũng nên rửa xoong nồi ngay lập tức, nồi vẫn còn đang nóng, nên cho nước ấm để làm giảm dần nhiệt độ. Đặc biệt cần chú ý, chảo chống dính sau khi chiên rán còn nóng, không được cho nước lạnh vào đột ngột, bởi nó dễ làm hỏng lớp phủ bề mặt chảo chống dính.
3. Bát đĩa sau khi ăn phải rửa bằng dung dịch tẩy rửa
Sự ra đời của chất tẩy rửa đã thực sự là cứu tinh của tất cả mọi người, nhưng thói quen rửa chén bằng chất tẩy rửa cũng rất không tốt cho >sức khỏe.
Thực hành đúng: Có thể sử dụng nước nóng, tinh bột gạo hoặc thêm một ít bột mì để rửa bát đĩa, vừa thân thiện với môi trường vừa tốt cho sức khỏe. Nước nóng có thể làm giảm độ bám dính của dầu mỡ, hoặc tinh bột trong gạo có thể kết hợp với dầu mỡ, tạo thành một phức hợp chất béo tinh bột, rất dễ bị cuốn trôi bởi nước. Nếu dùng dung dịch rửa chén đĩa, tốt nhất nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước.
4. Miếng rửa bát dùng lâu không thay
Khảo sát vệ sinh nhà bếp của các gia đình Trung Quốc do Hiệp hội Y học Dự phòng Trung Quốc tài trợ cho thấy, miếng rửa chén gia dụng có số lượng vi khuẩn cao, bao gồm 19 loại vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans và Salmonella. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.
Thực hành đúng: Cần thường xuyên thay miếng rửa bát mới, tốt nhất 2 tuần thay một lần. Hơn nữa, khăn lau trong nhà bếp cũng nên phân ra dùng giống như dùng thớt, cái nào dùng cái nấy, để tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý, vi khuẩn luôn thích môi trường ẩm ướt, vì vậy không nên tiện tay để miếng rửa bát ngay trên chậu rửa hay trên bàn bếp, sau khi giặt sạch cần hong khô thật kĩ.
5. Không chờ bát đũa khô đã cất
Nhiều người khi rửa bát xong đều úp bát đĩa vào giá đựng bát, tuy nhiên điều này sẽ khiến các vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Thực hành đúng: Sau khi rửa bát đũa, nên để bát đũa khô, không nên dùng khăn lau lau khô, để tránh sự lan truyền của vi sinh vật. Nếu sợ rằng nồi xoong gỉ sắt, sau khi rửa nên dùng giấy ăn dùng cho nhà bếp thấm khô nước. Ngoài ra, chú ý những đồ dùng như đũa, thớt dễ bị nấm mốc, sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan.