Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Đáng nói là bệnh nhân thường được phát hiện muộn, tiến triển nhanh, tiên lượng nặng với tỷ lệ tử vong cao.
Theo khuyến cáo của Bệnh viện K, có 5 đối tượng dễ mắc bệnh >ung thư dạ dày. Vậy nên những người này cần phải cảnh giác và nên khám tầm soát sớm căn bệnh nguy hiểm này.
Vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori) sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. Vi khuẩn H.P còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày.
Người nhiễm vi khuẩn H.P có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người không nhiễm loại vi khuẩn này. Ảnh minh họa
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40%, thậm chí tới 82% ở người nghiện thuốc nặng so với người không hút thuốc lá.
Thói quen ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã qua nhiều công đoạn chế biến, rau quả ngâm dấm cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Có khoảng 10% số ca ung thư dạ dày có tính chất gia đình hay có liên quan đến gen. Nếu trong gia đình nào có bố mẹ hay anh chị em ruột bị ung thư dạ dày thì nguy cơ các thành viên khác trong gia đình mắc ung thư dạ dày cao hơn những gia đình bình thường khác.
Thừa cân, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày do hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản hay xảy ra ở những người quá thừa cân. Tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản gây ra một tình trạng viêm mạn tính và có thể khiến cho ung thư dạ dày xuất hiện.