Cam, quýt giúp tăng cường hệ miễn dịch và rất tốt cho sức khỏe nhưng những đối tượng dưới đây tuyệt đối không được ăn.
Cam, quýt được biết đến là nguồn cung cấp vitamin C cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Việc ăn cam thường xuyên ngoài tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng thì còn có thể phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu, chống lão hóa rất tốt.
Mặc dù có lợi cho >sức khỏe thế nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn loại quả này.
1. Người bị viêm loét dạ dày
Trong cam có chứa nhiều axit và các chất hữu cơ vì thế chuyên gia khuyến cáo những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn loại quả này.
Việc ăn cam, quýt khi mắc những bệnh nói trên sẽ khiến bạn phải đối mặt với tình trạng ợ nóng, chứng viêm loét ngày càng trầm trọng hơn.
2. Người đang đói
Cam, quýt rất giàu axit vì thế nếu ăn chúng khi bụng rỗng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3. Người vừa phẫu thuật
Tuy cam, quýt giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tuy nhiên người vừa phẫu thuật xong tuyệt đối không được ăn loại quả này.
Nguyên nhân là do trong cam, quýt có chứa nhiều axit citric tồn tại dưới dạng muối natri citrat, khi đưa vào cơ thể, chất này sẽ tạo phức với ion Ca ++ làm ảnh hưởng đến quá trình thrombin và prothrombinase (yếu tố tham gia vào quá trình đông máu).
Người vừa phẫu thuật xong nhất là liên quan đến hệ tiêu hóa nếu ăn cam, quýt có thể làm cho vết thương bị viêm loét, nguy cơ xuất huyết cao.
4. Người đang uống thuốc kháng sinh
Trong cam, quýt có chứa axit - chất tương tự naringin có thể làm bất hoạt 2 men vận chuyển khiến thuốc khó hấp thụ, thậm chí là phá vỡ cấu trúc hóa học ban đầu của thuốc làm cho thuốc kháng sinh mất đi tác dụng vốn có.
5. Người đang uống thuốc điều trị huyết áp cao
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người đang uống thuốc điều trị huyết áp cao tuyệt đối không được ăn quá nhiều các loại trái cây giàu kali trong đó có cam.
Việc ăn nhiều có thể làm cho nồng độ kali trong cơ thể tăng cao gây dư thừa. Lượng chất này sẽ không được đào thải ra khỏi cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.