Qua tuổi 45, các cơ quan trong cơ thể sẽ đột ngột suy giảm, khả năng đề kháng, miễn dịch cũng vì thế yếu kém hơn, khiến các căn bệnh đã nhen nhóm trước đây giờ có dịp bùng phát.
Theo Sohu, 46-55 tuổi là thời điểm hoàng kim của cuộc đời mỗi người khi sự nghiệp, tài chính lẫn tư tưởng sống đều đã đạt được thành quả nhất định. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng được coi là "10 năm nguy hiểm nhất cuộc đời" bởi cơ thể giống như một "cỗ máy", sẽ đột nhiên bị rỉ sét, hư hỏng sau một thời gian dài sử dụng.
Qua tuổi 45, các cơ quan trong cơ thể sẽ đột ngột suy giảm, khả năng đề kháng, miễn dịch cũng vì thế yếu kém hơn, khiến các căn bệnh đã nhen nhóm trước đây giờ có dịp bùng phát.
Ở giai đoạn này, việc tự chăm sóc >sức khỏe là vô cùng quan trọng. Những người đang ở mức 46-55 tuổi nên giữ 3 bộ phận sau luôn "mềm", nếu không cơ thể sẽ rất nhanh suy yếu.
1. Đốt sống cổ "mềm"
Con người có 7 đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh gặp chủ yếu ở tuổi trung niên, đặc biệt ở người tuổi cao, gây biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người có công việc luôn đòi hỏi phải ngồi lâu, cúi nhiều (lái xe, công tác văn phòng…), thường xuyên mang vác vật nặng... Những người thường xuyên thực hiện các hoạt động gây sai lệch cấu trúc bình thường của đốt sống cổ, làm biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dẫn tới thoái hóa các mô cột sống, hoặc các gai xương đốt sống.
Ở người cao tuổi, thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra do ít vận động, nằm một tư thế, ăn uống thiếu chất, vùng gáy không được thường xuyên cử động khiến máu khó lưu thông, các tổ chức nuôi dưỡng kém.
* Biện pháp nuôi dưỡng đốt sống cổ luôn "mềm"
- Khuyến cáo đứng dậy vận động, tập thể dục sau 1-2 giờ nằm, ngồi.
- Không sử dụng điện thoại di động trong một thời gian dài.
- Khi nằm ngủ, nghỉ, cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái (không cao, không thấp quá).
- Khi thấy đau mỏi vai gáy cần được khám bệnh sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.
2. Gan "mềm"
Gan cứng là dấu hiệu của việc gan bị tổn thương, tăng sản mô liên kết và hình thành vách ngăn sợi. Điều này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của các thùy gan, và cuối cùng phát triển thành xơ gan.
Khi chức năng của gan không bình thường, chức năng giải độc của cơ thể cũng sẽ gặp vấn đề, điều này có thể dễ dàng gây ra các bệnh nội tạng khác.
Bệnh nhân bị xơ gan có thể bị ung thư gan nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, mọi người phải học cách duy trì sức khỏe của gan sau 45 tuổi.
* Các biện pháp để nuôi dưỡng gan luôn "mềm":
- Từ bỏ thói quen uống rượu: Uống rượu có thể gây hại cho gan. Sau khi uống, hơn 95% lượng rượu cần được bài tiết qua gan. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan do rượu, bao gồm gan nhiễm mỡ, xơ gan, cuối cùng sẽ gây ung thư gan.
- Uống nhiều trà thúc đẩy bài tiết độc tố.
- Bớt nóng nảy: Y học Trung Quốc tin rằng sự tức giận có thể làm tổn thương gan. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là catecholamine, ảnh hưởng đến lượng đường và axit béo trong máu, và tích tụ độc tố trong máu và gan.
3. Bụng luôn mềm
Bụng là một trong những cơ quan lớn và quan trọng nhất của cơ thể. Đây là nơi lưu trữ nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng hàng đầu như dạ dày, ruột già, ruột non, gan... Có câu: "Bụng mềm như bông, bách bệnh khai thông" ý muốn nói tới việc bụng mềm thì mọi bệnh tật đều có thể đẩy lùi, cơ thể sẽ khỏe mạnh và sống trường thọ hơn.
Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa và đào thải sẽ diễn ra trong một thời gian nhất định, như vậy khi sờ vào bụng sẽ có cảm giác mềm mại. Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa gặp vấn đề, nhu động ruột sẽ suy giảm, khiến phân bị tích trong ruột lâu ngày và tạo thành một vùng khô cứng.
Ngoài ra, nếu xuất hiện khối u đường ruột, khi chúng ta chạm tay vào sẽ có cảm giác cứng rõ ràng, đồng thời thấy trướng bụng, đau bụng.
* Các biện pháp để nuôi dưỡng bụng luôn "mềm:
- Uống một ly nước ấm lớn vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách làm sạch ruột một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc vì đây là nguồn dồi dào vitamin, chất xơ.
- Tập thể dục đúng cách sau bữa ăn bằng cách đi lại nhẹ nhàng hoặc đứng thẳng người để hỗ trợ dạ dày thực hiện chức năng co bóp tiêu hóa thức ăn.
- Giữa các bữa ăn, ruột cần thời gian để nghỉ ngơi và dự trữ năng lượng cho công việc tiếp theo. Chính vì thế sau khi ăn no, mọi người không nên lập tức vận động mạnh.