Bệnh đau dạ dày khiến cho cơ thể mệt mỏi, bụng đau quặn, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Người đau dạ dày cần biết rõ độ nguy hiểm, biến chứng của căn bệnh và tránh xa thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Bệnh lý dạ dày là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam do có liên quan tới chế độ ăn, lối sống, sinh hoạt không khoa học, phá vỡ nhịp sinh học của bộ máy tiêu hóa và cơ thể.
Dấu hiệu bệnh lý dạ dày nghiêm trọng, cần đi khám sớm
Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
Một số dấu hiệu khác là ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày: Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Triệu chứng này hay gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.
4 nhóm thực phẩm khiến triệu chứng đau dạ dày nặng hơn
Thực phẩm có tính axit: Khi dạ dày bị đau, cơ thể liên tục bổ sung thêm thực phẩm có tính axit như nước cam, dứa, hoặc bất cứ thứ gì có vị chua sẽ làm bệnh đau dạ dày nặng hơn, xuất hiện nhiều cơn đau quặn.
Thực phẩm cay: Ớt thường được sử dụng để hương vị thức ăn cay. Ớt chứa capsaicin, một chất gây ra cảm giác nóng hoặc nóng, gây kích ứng đối với dạ dày. Nếu ăn ớt quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương, xuất hiện ợ nóng, đau quặn bụng.
Cà phê: Cà phê có tính axit, uống cà phê quá nhiều đặc biệt uống khi đói, sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau bụng. Cà phê cũng có thể làm tăng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và gây ra trào ngược axit hoặc ợ nóng.
Rượu bia: Đồ uống có cồn có thể gây đầy hơi, làm cho xuất hiện nhiều triệu chứng ợ nóng, đau quặn bụng. Nếu tần suất uống rượu bia ngày càng nhiều thì áp lực carbon dioxide trong dạ dày cũng tăng theo, gây tổn thương dạ, dày, có nguy cơ thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Người đau dạ dày nên lựa chọn những thực phẩm mềm dễ tiêu hoá, bổ sung thêm sữa chua để khôi phục các vi khuẩn có lợi cho dạ dày.
Ngoài ra, những người đau dạ dày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, để tránh tình trạng bị đói. Khi ăn cần nhai thức ăn từ từ để thức ăn được nhai nhuyễn, giúp dạ dày không phải co bóp, hoạt đồng nhiều.