4 loại nước dưới đây có tác dụng rất tốt cho dạ dày, đường ruột, hệ tiêu hóa, gan… giúp tăng đề kháng, chữa các bệnh về răng miệng và duy trì tuổi xuân.
Đinh hương pha nước
Đinh hương được biết đến là loại dược liệu rất tốt. Trà đinh hương có tác dụng làm ấm dạ dày, rất thích hợp với người bị dạ dày lạnh (thiếu dương khí).
Trà đinh hương giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong dạ dày, vì vậy nó thường được sử dụng như một loại thuốc kháng khuẩn. Đồng thời, cũng có các chất phenolic và dầu dễ bay hơi ức chế sự phát triển của vi khuẩn miệng và viêm miệng, loại bỏ mùi hôi miệng và duy trì hơi thở thơm mát.
Tuy nhiên, không uống thường xuyên loại trà này vì có thể gây suy nhược cơ thể.
Trà bồ công anh
Bồ công anh có vị ngọt, đắng nhẹ, là loại có giá trị dược liệu cao. Mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm dạ dày và nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, bồ công anh có tính hàn, tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể rất tốt, cải thiện mụn trứng cá và bệnh chàm do nóng gan quá mức.
Bồ công anh có chứa kali, giúp loại bỏ phù nề, giảm bọng cơ thể, thúc đẩy loại nước dư thừa. Trà bồ công anh chứa rất nhiều vitamin với hàm lượng vitamin C lớn, giúp da trắng sáng, loại bỏ tàn nhang.
Tuy nhiên, người thiếu dương và bị cảm lạnh, có lá lách và dạ dày yếu thì không thích hợp để uống loại trà này.
Trà lúa mạch
Sau khi chế biển, lúa lạch còn được dùng để pha trà. Lúa mạch chứa rất nhiều guyên tố vi lượng và các chất >dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho cơ thể con người: Như protein, carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Trong trà lúa mạch còn có chứa amylase, giúp tăng tốc nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu uống trà lúa mạch thường xuyên sẽ tốt cho tiêu hóa, bài tiết pepsin và axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng như đầy hơi và ợ hơi.
Trà lúa mạch còn làm giảm triệu chứng táo bón. Mùa hè dùng trà lúa mạch có thể làm giảm nhiệt, lợi tiểu và tăng cảm giác ngon miệng.
Tuy nhiên nếu bị loét dạ dày và tiết axit dạ dày quá mức không nên uống loại nước này.
Trà kiều mạch
Kiều mạch có vị đắng, nhưng khi pha trà uống thì để lại dư vị ngọt nơi cổ họng, có tác dụng rất tốt cho dạ dày, với các tác dụng phổ biến nhất bao gồm thanh nhiệt, cải thiện >sức khỏe lá lách, giảm sưng.
Các nguyên tố vi lượng và chất dinh dưỡng trong trà kiều mạch giúp cải thiện khả năng miễn dịch của con người, nhất là với những người miễn dịch yếu. Ngoài ra, kiều mạch rất giàu chất xơ, có thể tăng tốc độ vận động của đường tiêu hóa, tốt cho quá trình trao đổi chất, làm chậm quá trình lão hóa.