Sỏi mật là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhưng hiện vẫn có khá nhiều lầm tưởng về căn bệnh này, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị. Dưới đây là 4 lầm tưởng hay gặp nhất và giải thích từ chuyên gia.
Lầm tưởng thứ 1: Cách bài sỏi mật và bài sỏi thận là giống nhau
Chuyên gia giải đáp:
Đây là lầm tưởng ở khá nhiều người bệnh. Họ cho rằng sỏi mật sẽ được bài xuất ra ngoài qua đường nước tiểu.
Thực tế, sỏi mật là sỏi ở túi mật hoặc đường mật, còn sỏi thận hình thành trong đường tiết niệu. Đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau nên cách bài xuất của chúng cũng khác nhau.
Sỏi mật thường được làm mềm thành dạng bùn, theo dịch mật qua ruột non và đào thải ra ngoài theo đường phân. Trong khi đó, sỏi thận thường được đẩy ra ngoài qua đường nước tiểu.
Lầm tưởng thứ 2: Sỏi mật kích thước nhỏ là an toàn, sỏi mật kích thước lớn là nguy hiểm
Chuyên gia giải đáp:
Mức độ nguy hiểm của >bệnh sỏi mật không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước sỏi. Bởi lẽ thực tế có rất nhiều trường hợp sỏi nhỏ chỉ vài mm đã gây biến chứng viêm túi mật, tắc mật, vàng da,... Trong khi đó cũng có trường hợp sỏi lớn hơn 30mm vẫn không thấy bất kỳ triệu chứng hay biến chứng nào, ăn uống vẫn ngon miệng. Vì thế, sỏi mật nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến >sức khỏe người bệnh chỉ khi sỏi đã gây biến chứng.
Lầm tưởng thứ 3: Không có thuốc làm tan sỏi mật
Chuyên gia giải đáp:
Khi phát hiện bệnh sỏi mật, phần lớn người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật hoặc về nhà theo dõi, khi nào sỏi lớn hoặc có biến chứng thì phẫu thuật. Điều này đã khiến họ lầm tưởng là sỏi mật không có thuốc điều trị làm tan sỏi.
Thực tế vẫn có một vài loại thuốc tan sỏi mật Tây y như acid ursodeoxycholic và acid chenodeoxycholic (bản chất acid mật) và Rowachol (bản chất tinh dầu). Các thuốc này có thể tan được sỏi mật cholesterol nhỏ dưới 20mm chưa bị vôi hóa, canxi hóa; không có hiệu quả với sỏi bilirubin (sỏi đường mật trong gan).
Tuy nhiên, hiện các bác sĩ rất hiếm khi kê đơn các thuốc này cho người bệnh vì thuốc tác dụng chậm, thường từ 6 tháng - 2 năm. Đặc biệt, thuốc còn gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khá nặng nề như đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu, buồn nôn… khiến người bệnh khó theo hết liệu trình điều trị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ điều trị sỏi mật từ thảo dược thiên nhiên. Đa phần các sản phẩm này đều khắc phục được nhược điểm của các thuốc Tây y ở điểm là an toàn, không có tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Trong các sản phẩm từ Đông y điều trị sỏi mật, không thể không kể đến TPCN Kim Đởm Khang. Xuất phát từ bài thuốc Nhân Kim Thang đã có nghiên cứu bởi TS.BS Vũ Thị Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội), Kim Đởm Khang đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều chuyên gia và người bệnh sỏi mật.
Với khả năng tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ làm mềm và bào mòn sỏi mật, giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng, nôn, sợ mỡ…, ngăn biến chứng viêm nhiễm và hạn chế sỏi tái phát sau điều trị.
Lầm tưởng thứ 4: Phẫu thuật là cách điều trị sỏi mật triệt để nhất
Chuyên gia giải đáp:
Nhiều thống kê cho thấy có đến 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật trong vòng 3-5 năm sau phẫu thuật. Bởi lẽ, phẫu thuật chỉ là giải pháp tình thế và giải quyết được phần ngọn, không tác động vào nguyên nhân khiến sỏi mật hình thành.
Tin vui là, các giải pháp từ Đông y như Kim Đởm Khang lại có khả năng tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp cơ thể tự cân bằng và điều chỉnh các rối loạn vốn có, hạn chế nguy cơ sỏi mật hình thành.
Kim Đởm Khang cũng là sản phẩm cho người bệnh sỏi mật duy nhất hiện nay có nghiên cứu tác dụng sau phẫu thuật. Nghiên cứu này được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia viện 103 và báo cáo tại Hội nghị gan mật toàn quốc 2013. Sản phẩm giúp bào mòn sỏi còn sót lại, ngăn sỏi mới hình thành, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật.
Hiểu rõ về bệnh sỏi mật để tránh những hiểu lầm phổ biến trên sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh, giúp họ tìm được cách điều trị phù hợp nhất.