Tim mạch là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu vì diễn biến rất nhanh chóng khiến nhiều người không kịp trở tay. Đây là 4 dấu hiệu bạn nên biết và 2 bí quyết cần làm.
Bệnh tim rất nguy hiểm tính mạng nhưng nhiều người còn chủ quan
Chúng ta đều biết rằng, bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh đứng hàng đầu gây hại cho >sức khỏe con người và cũng là nhóm bệnh gây tử vong lớn nhất. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe tim mạch lại chưa được nhiều người quan tâm đúng mức tỉ lệ với sự nguy hiểm của nó.
Khi tình trạng sức khỏe tim mạch hoạt động không tốt sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia sức khỏe trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), trái tim chính là cơ quan quan trọng hàng đầu duy trì sự sống của chúng ta.
Sức khỏe của trái tim ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người.
Tuy nhiên, do áp lực cuộc sống ngày càng tăng và sự ô nhiễm nghiêm trọng của môi trường xung quanh, bệnh tim có xu hướng trẻ hơn và chức năng tim của nhiều người trẻ đã bắt đầu trở nên kém đi rất nhiều.
Khi bệnh tim xuất hiện các triệu chứng cảnh báo ban đầu có thể không dễ dàng để thu hút sự chú ý của mọi người, vì chúng chỉ thông qua một số chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Thậm chí không có ai biết mình có bệnh cho đến khi bác sĩ thông báo mắc bệnh trong những lần kiểm tra thể chất và khám bệnh định kỳ sau đó.
Vậy làm thế nào để chúng ta thường quan sát hiệu suất thể chất của chúng ta và làm thế nào để chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh tim tấn công đến mạng sống? Sau đây là những dấu hiệu và cách phòng ngừa chủ động bạn nên tham khảo và ghi nhớ.
Những dấu hiệu sớm cảnh báo tim của bạn có thể đang suy yếu
1. Khó thở
Khi bạn tập thể dục hoặc vận động ở mức độ thấp, nghĩa là chưa hoạt động nhiều mà vẫn xuất hiện triệu chứng thở hổn hển, thở gấp mà trước đó chưa bao giờ có hiện tượng này, thì hãy quan sát thật kỹ và lần này nên cảnh giác để đi đến bệnh viện kiểm tra y tế kịp thời.
2. Tức ngực, đau ngực
Nếu trước đây bạn không có cảm giác bị tức ngực, đau ở vùng ngực mà bỗng nhiên một ngày nào đó hoặc thỉnh thoảng sẽ cảm thấy tức ngực, dấu hiệu đau kéo dài trong vài phút không thuyên giảm, kèm theo cảm giác đau ngực, thì hãy nghĩ đến việc sức khỏe của tim có vấn đề.
Lần này, bạn cần chú ý lắng nghe sự bất thường của cơ thể và đến bệnh viện để khám và điều trị trong trường hợp cần thiết.
3. Tăng nhịp tim
Trong trường hợp bạn đang không có bất kỳ một hoạt động hay tham gia các bài tập rèn luyện nào, nhịp tim sẽ không có lý do để tăng nhanh hơn. Nhưng nếu nhịp tim thay đổi tốc độ trong khi bạn vẫn ngồi yên, hoặc ngay cả khi bạn đang nằm bình thường, mà cảm thấy nhịp tim đập tăng tốc, lần này tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra thêm.
4. Đánh trống ngực
Những căng thẳng, lo lắng của người bình thường chủ yếu liên quan đến cảm xúc, nhưng một số người vẫn cảm thấy bối rối ngay cả khi tâm trạng trong trạng thái ổn định. Tự nhiên bị hồi hộp, đánh trống ngực khi không có những sự kiện bất ngờ thì tốt nhất chúng ta phải xem xét liệu có bệnh tim hay không.
Chúng ta nên phòng bệnh tim như thế nào?
Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống hàng ngày nên kiểm soát lượng dầu ăn vào, bởi vì nếu bạn ăn quá nhiều dầu, nó sẽ dễ dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong mạch máu, dẫn đến các bệnh như bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày nên điều chỉnh thực đơn bằng cách bổ sung ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc thô, các loại hạt và các thực phẩm khác giàu chất xơ.
Đây cũng là cách có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể và bảo vệ tim mạch.
Thói quen sinh hoạt:
Bỏ thuốc lá và rượu, tuân thủ thói quen kiên trì tập thể dục, áp dụng những giải pháp làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời đảm bảo có đủ thời gian ngủ.