Ngoài những yếu tố như di truyền hay thói quen sống không lành mạnh, ung thư còn xuất phát từ những vật dụng rất đỗi quen thuộc hàng ngày, đặc biệt là trong nhà bếp.
Theo tờ QQ ghi nhận, mới đây gia đình của ông Xiao Yan (Trung Quốc) gồm hai vợ chồng và con đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, phải đến bệnh viện cấp cứu. Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ thì cả ba đều mắc >ung thư gan, nhưng điều may mắn là họ phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
Vậy điều gì đã khiến một gia đình 3 người đều mắc ung thư gan, trong khi không ai hút thuốc, uống rượu hay di truyền gì cả? Cảm thấy ngờ vực nên bác sĩ liền hỏi người mẹ một số điều trong việc ăn uống hàng ngày. Hóa ra, >chất gây ung thư đã ở trong nhà bếp của gia đình ông Xiao suốt nhiều năm liền, đó chính là… cái thớt.
Rõ ràng nhiều bà nội trợ có tính tiết kiệm nên đã sử dụng một cái thớt liên tục nhiều năm, thậm chí là trên 10 năm. Cho dù trên thớt đã xuất hiện nấm mốc nhưng vẫn có người cho rằng, chỉ cần rửa lại nước sôi là sử dụng tiếp được. Chính thói quen tai hại này là nguồn cơn cho nhiều bệnh tiêu hóa nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Thớt cũ dùng đi dùng lại là nguyên nhân gây nên ung thư gan mà nhiều người không hề biết.
Theo bác sĩ, một tấm thớt chỉ có hạn sử dụng khoảng 3 năm. Bởi nếu dùng càng lâu, nó sẽ là nơi "tập hợp" aflatoxin – một chất gây ung thư cực mạnh. Sự tích tụ của aflatoxin trong cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng lên gan, gây tổn thương cho các tế bào và gây nên ung thư gan.
Trong trường hợp nhà ông Xiao, họ đã dùng liên tục một tấm thớt cũ để thái đồ ăn, khiến aflatoxin bám vào và tích tụ trong người.
Thông qua trường hợp này, bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người hãy chú ý hơn đến các vật dụng trong nhà. Trên thực tế, aflatoxin cũng chứa nhiều ở bàn chải đánh răng, đũa hay các thực phẩm bị mốc. Quan trọng hơn là một số thay đổi trong cơ thể đang cảnh báo bạn bị ung thư gan:
1. Hôi miệng
Khi chúng ta ăn một số thực phẩm nặng mùi như tỏi thì nó sẽ làm hôi miệng, nhưng nó thường biến mất sau khoảng thời gian ngắn. Thế nên, nhiều người nghĩ rằng hôi miệng là do ăn uống mà bỏ qua những vấn đề về gan.
Trên thực tế, hôi miệng lâu ngày không khỏi là một dấu hiệu của những bất thường về gan. Bởi khi gan gặp vấn đề thì khả năng giải độc và phân hủy amoniac của nó cũng suy yếu, từ đó khiến mùi được đẩy ra khỏi cơ thể khi thở. Trong trường hợp này, nếu bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn còn mùi thì hãy đi khám ngay.
2. Đi tiểu nặng mùi
Cơ thể chúng ta liên tục lưu thông nước đi khắp mọi bộ phận và sau đó thải ra bằng đường nước tiểu. Nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì khi đi tiểu chỉ có mùi nhẹ, còn nặng hơn thì phải cảnh giác vì đó là dấu hiệu của việc tổn thương gan. Lúc này, các chất như amoniac, dimethyl sulfide và methyl sulfur không được xử lý và phải đào thải bằng nước tiểu nên gây nặng mùi.
Để giữ cho gan khỏe mạnh, mọi người cần duy trì 3 điều sau:
- Giải độc gan: Gan luôn phải chịu trách nhiệm giải độc mỗi ngày, thế nên mọi người hãy tăng cường giải độc bằng cách ăn mướp đắng, nấm… uống nhiều nước để hỗ trợ gan làm việc tốt hơn và hòa tan độc tố hiệu quả.
- Thay đổi thói quen sống lành mạnh: Cần tránh thức khuya, ăn thức ăn thừa qua đêm hay uống bia rượu… để giảm bớt gánh nặng cho gan. Ngoài ra hãy ngủ sớm, dậy sớm và tập thể dục đều đặn.
- Hạn chế đẩy bản thân vào tình trạng căng thẳng: Hãy thường xuyên thư giãn và tránh tức giận hết sức có thể, nên đi dạo nhiều hơn để tĩnh tâm sau một ngày làm việc vất vả.