"Ung thư cặp đôi" là từ chỉ loại ung thư, khi vợ hoặc chồng mắc thì người còn lại cũng có thể phát hiện bệnh. Theo nghiên cứu về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2015 cho thấy, 5 trong số 100 cặp vợ chồng tử vong là cặp đôi mắc ung thư.

12:22 22/10/2019

Tất nhiên là ung thư hoàn toàn không truyền nhiễm, và nó cũng không thể lây lan qua những cử chỉ tiếp xúc của vợ chồng thường ngày được. Nguyên nhân chính dẫn đến "ung thư cặp đôi" chính là cùng thói quen sống, bao gồm chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khi cả hai sống cùng nhau.

Ví dụ nếu một người mắc viêm phổi thì nửa kia sẽ có nguy cơ cảm lạnh cao hơn rất nhiều, và tất nhiên đến cả ung thư cũng vậy! Dù trước đây cả hai người có thói quen khác nhau, nhưng nếu sống chung một thời gian sẽ dần trở nên giống nhau, chính đó là điều kiện để các tế bào ung thư phát triển.

 

Có 3 loại "ung thư cặp đôi" thường thấy nhất trên các cặp vợ chồng:

1. Ung thư phổi

Ung thư phổi chủ yếu đến từ thói quen hút thuốc lá. Hơn thế nữa, nó cũng là loại ung thư phổ biến nhất trong các ca mắc "ung thư cặp đôi".

 

Ung thư phổi xuất phát từ việc hút thuốc, kể cả chủ động hay bị động.

 Theo nghiên cứu, việc hút thuốc lá chính là yếu tố trọng tâm dẫn đến việc >ung thư phổi, chiếm đến 90% ca mắc bệnh. Khói thuốc sẽ lan dần ra xung quanh và là mầm mống của tế bào ung thư. Nếu có một người hút thuốc trong gia đình thì những người khác sẽ hít phải khói ấy một cách thụ động, từ đó gia tăng nguy cơ mắc ung thư lên đáng kể.

Chưa kể nếu hai vợ chồng chung sống với nhau thì ngoài khói thuốc, còn có các loại khác như khói bốc ra khi nấu ăn, khí độc khi trang trí nhà cửa… cũng gây hại không kém. Chính vì vậy, nếu một trong hai vợ chồng bị ung thư phổi thì người kia phải lập tức đến viện khám ngay.

2. Ung thư gan

Trong số các trường hợp mắc >ung thư gan tại Việt Nam, những ca mà cả hai vợ chồng đều mắc phải chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Nguyên nhân đến từ một căn bệnh tiền thân và rất phổ biến hiện nay: Viêm gan virus.

Trung bình có khoảng 15 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B và C. Nguy hiểm ở chỗ là, nó không thể trị được dứt điểm mà chỉ có thể ức chế phần nào thông qua việc uống thuốc. Theo đó nếu bệnh nhân bị mắc viêm gan virus mãn tính thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan rất cao. Có đến 90% bệnh nhân ung thư gan đã xuất phát từ bệnh viêm gan.

Nếu một trong hai vợ chồng có người mắc virus viêm gan, thì trong quá trình "thân mật" sẽ làm virus lây sang người còn lại. Thông qua đường này, cả hai bên đã vô tình trở thành nạn nhân của virus. Dần dần nó sẽ xâm chiếm tế bào gan, kết hợp với việc không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến cái kết không mấy tốt đẹp.

Cũng theo bác sĩ, làm việc hay ăn uống cùng nhau không phải là đường truyền nhiễm. Miễn là bạn không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc quan hệ tình dục với người bệnh thì sẽ không có nguy cơ mắc phải.

3. Ung thư dạ dày

Đây là loại ung thư chiếm phần trăm đa số trong các ca "ung thư cặp đôi". Nó thường phát sinh thông qua việc ăn uống thường ngày, đặc biệt với những cặp vợ chồng ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày.

Ví dụ nếu một người thích ăn đồ chiên, nướng, xào… thì đồng thời nửa kia cũng sẽ ăn chung món ăn này. Đặc biệt nguy hiểm nếu ai thường xuyên ăn cay, nhiều dầu mỡ, đồ chiên, đồ tẩm ướp… sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, từ đó các tế bào ung thư sẽ dần lớn mạnh.

Ngoài ra có một mầm bệnh tên Helicobacter Pylori (HP) được xếp vào loại vi khuẩn gây ung thư dạ dày. Nó là bệnh truyền nhiễm thông qua nước bọt, đồ dùng ăn uống và các dụng cụ y tế. Nên khi ăn uống cùng sau thì vi khuẩn sẽ được truyền sang người kia, làm nhiễm trùng và cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

Theo Minh Võ/Helino