Huyết áp thấp có thể dẫn tới một số tình trạng rất nguy hiểm, đặc biệt đó là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, chiếm tỷ lệ 10 – 15% tương tự như huyết áp cao.
Huyết áp chính là một loại thước đo được sử dụng để đo lực máu tác động lên trên thành động mạch khi chảy qua khu vực này. Đơn vị đo lường chỉ số huyết áp là mm thuỷ ngân (viết tắt: mmHg).
Ở người trưởng thành, có >sức khỏe bình thường, mức huyết áp ổn định là dưới 130/80mmHg.
Những người bị huyết áp thấp thường sẽ có số đo khoảng 90/60 mmHg hoặc có thể thấp hơn nữa. Hiểu đơn giản như sau:
Huyết áp tâm thu từ 90mmHg trở xuống.
Huyết áp tâm trương từ 60mmHg trở xuống.
Bệnh huyết áp thấp thường tập trung ở nữ giới, với tỷ lệ mắc cao gấp 30 lần nam giới.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Nhiều người quan niệm rằng huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, nhưng trên thực tế huyết áp thấp nguy hiểm không kém huyết áp cao.
Nếu so sánh với huyết áp cao thì huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng cấp cứu như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém, bởi khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, đồng thời cơ thể cũng không điều chỉnh kịp thời để cung cấp >dinh dưỡng đến cơ quan như não, tim, thận,....gây tổn thương các cơ quan này.
Người huyết áp thấp dễ bị mất trí nhớ
Người huyết áp thấp có khả năng mất trí nhớ cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer. Huyết áp thấp khiến cho các cơ quan bị thiếu máu trong thời gian dài.
Não bộ bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu dần sẽ gây nên suy giảm chức năng hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục sẽ có khả năng bị mất trí nhớ cao hơn người thường.
Dễ choáng và ngất
Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất. Đây là hậu quả khá phổ biến, khi huyết áp giảm đột ngột, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ.
Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái choáng váng. Ngất xỉu có thể gây tai nạn nguy hiểm khi người bệnh đang đứng trên cao, điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang...
Người huyết áp thấp dễ bị choáng và ngất.
Gây tai biến mạch máu não
Huyết áp thấp là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não tương tự như huyết áp cao. Có 30% số người bị nhồi máu não là 25% số người bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp.
Nếu tình trạng huyết áp thấp kéo dài còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu.
Để điều trị bệnh, trước hết người bệnh cần đến khám và tư vấn các bác sĩ chyên khoa tim mạch để được chẩn đoán, loại trừ các nguyên nhân gây nên huyết áp thấp.
Trước hết, nếu có căn nguyên gây huyết áp thấp thì cần điều trị căn nguyên. Khi nguyên nhân gây huyết áp thấp được điều trị ổn định thì tình trạng huyết áp thấp cũng sẽ hết.
Về việc điều trị huyết áp thấp không rõ căn nguyên, mục đích là phải nhanh chóng đưa huyết áp về trạng thái bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát cơn hạ huyết áp.