Hai cha con không hút thuốc, không uống rượu bia, thói quen sinh hoạt cũng tốt nhưng chỉ vì 2 thứ này trong bếp không được thay mới thường xuyên mà dẫn đến bi kịch.
Tiểu Quân năm nay 29 tuổi (Trung Quốc) chưa kết hôn, mẹ của cậu do bị tai nạn mà đã qua đời mấy năm trước, cho nên cậu ở cùng với cha, ngoại trừ công việc, cơ bản Tiểu Quân luôn về nhà ăn cơm, chủ yếu là để tiết kiệm tiền.
Cuộc sống của 2 cha con Tiểu Quân không quá khấm khá nhưng cũng được coi là rất êm đềm. Gần đây, Tiểu Quân bắt đầu cảm thấy rõ ràng rằng cơ thể mình không bình thường, yếu sức không làm được gì mà người lại gầy đi trông thấy, tuy nhiên, lúc này cậu chỉ đơn giản nghĩ là do mình đã làm việc quá mệt mỏi. Do đó, Tiểu Quân cũng chẳng mảy may để tâm mà cứ gắng sức làm việc chăm chỉ để kiếm sống, không để ý đến >sức khỏe của mình.
Cho đến một ngày, tại nơi làm việc, Tiểu Quân bỗng nhiên ngất xỉu vì kiệt sức và được các đồng nghiệp trong nhà máy đưa đến bệnh viện.
Phản ứng đầu tiên của bác sĩ là nghi ngờ Tiểu Quân bị nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, nhưng sau khi kiểm tra chi tiết, hóa ra gan của cậu mới có vấn đề. Kết quả cho thấy Tiểu Quân đã bị ung thư, phải nhập viện ngay lập tức. Lúc này, 2 cha con chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống, cha già hàng ngày chăm sóc cho Tiểu Quân. Nhưng cơ thể ông cũng không tốt lắm, cũng bị mệt mỏi. Vận rủi lại một lần nữa ập xuống nhà Tiểu Quân, cha của cậu cũng được phát hiện bị >ung thư gan.
Hai cha con không hút thuốc, không uống rượu bia, thói quen sinh hoạt cũng tốt, đi làm về mệt cũng không phát hiện ra bệnh.
Thông qua tìm hiểu, bác sĩ biết được rằng thứ này đã được giấu trong nhà bếp của 2 cha con trong 10 năm! Đó là cái thớt gỗ 10 năm vẫn chưa vứt đi.
Nhiều người lớn tuổi tiết kiệm chi phí, một chiếc thớt có thể sử dụng vài năm, thậm chí hàng chục năm, rõ ràng là họ không nghĩ đến chuyện lớn khi thấy thớt bị mốc, họ có thể tiếp tục sử dụng sau khi rửa sạch và trụng nước sôi. Thực tế, điều này rất nguy hiểm.
Thực tế, aflatoxin sẽ sinh ra khi thớt bị mốc, là chất gây ung thư mạnh, đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo từ lâu, dù có tiệt trùng ở 100 độ C trong 20 giờ vẫn không thể loại bỏ được hoàn toàn. Nó cực kỳ có hại cho gan, nếu hấp thụ một lượng nhỏ aflatoxin trong thời gian dài có thể gây ngộ độc mãn tính và tổn thương gan lâu dài.
Ngoài thớt gỗ, thứ này trong bếp cũng cần được thay mới thường xuyên:
Đũa gỗ không tự sản sinh độc tố aflatoxin nhưng chúng ta thường dùng đũa để ăn thức ăn có tinh bột như lạc, ngô, gạo... những cặn thức ăn này sẽ ngấm vào các kẽ của đũa làm mốc và sinh ra aflatoxin. Cũng có những loại đũa gỗ sử dụng lâu ngày, sau khi rửa sạch để vào môi trường ẩm ướt dễ sinh nấm mốc. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ném đũa gỗ 3 tháng một lần và sau khi dùng xong nên rửa sạch, phơi và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh để đũa bị nấm mốc.