Đôi khi những biểu hiện trên khuôn mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn không tốt.

05:00 20/01/2018

Đôi khi những biểu hiện trên khuôn mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo >sức khỏe của bạn không tốt.Đôi khi khuôn mặt tiết lộ nhiều điều quan trọng chứ không chỉ là nhan sắc bên ngoài. Đó cũng là một lợi thế vì đôi khi những >dấu hiệu trên khuôn mặt có thể là điều cảnh báo sức khỏe của bạn không tốt.

Sớm nhận ra những dấu hiệu cảnh báo này có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số đặc điểm trên khuôn mặt bạn cần chú ý để biết khi nào thì phải đi khám bệnh.

11. Quầng thâm và bọng mắt

Các vòng tròn đen dưới mắt thường là đặc điểm di truyền và không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn mới thấy chúng xuất hiện gần đây thì nhất định không được bỏ qua. Nguyên nhân gây ra quầng thâm và bọng dưới mắt có thể là do bạn thiếu ngủ, hút thuốc, thay đổi hormone, dị ứng hay là lạm dụng rượu, cà phê và thực phẩm nhiều muối...

10. Mũi đỏ

Có rất nhiều mạch máu trên mũi của chúng ta, và sự giãn nở của chúng dẫn đến sự đổi màu (thường là chuyển sang màu đỏ). Điều này là do sự thay đổi nhiệt độ, dị ứng, căng thẳng cảm xúc, hoặc sổ mũi. Nhưng trong mọi trường hợp, mũi sẽ hết đỏ nếu như bạn xử lý đúng nguyên nhân.

Tuy nhiên, nếu mũi của bạn luôn đỏ, bạn nên chú ý đến tình trạng của mạch máu, xem lại lối sống của mình và gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể.

9. Mặt và mắt có màu vàng

Điều này xảy ra khi quá nhiều chất thải tích tụ trong cơ thể. Nó thường được quan sát thấy ở trẻ sinh ra trước 38 tuần vì gan của trẻ hoạt động kém. Ở người lớn, vàng da có thể có liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm lạm dụng rượu và bệnh về gan, mật, tuyến tụy.

Bạn nên kiểm tra gan, túi mật và tuyến tụy để loại trừ các bệnh nhiễm virus như viêm gan và các bệnh truyền nhiễm khác.

8. Nốt ruồi hoặc các vết bớt không rõ hình dạng

Trong hầu hết các trường hợp, nốt ruồi không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy viền ngoài của nốt ruồi bị rạn hoặc màu sắc không đồng đều, đường kính lớn hơn hạt đậu và có sự thay đổi trong vài tuần qua... thì bạn cần xem xét lại.

Nếu có những dấu hiệu nói trên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra, cần cố gắng tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, và nhớ sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da.

7. Phát ban hình cánh bướm

Phát ban nhỏ trên mặt có thể do mỹ phẩm, dị ứng, thay đổi khí hậu hoặc tiêu thụ quá nhiều kẹo. Một khi bạn loại bỏ được những nguyên nhân nói trên, vết phát ban cũng sẽ tự biến mất. Nhưng nếu phát ban tràn vào cả hai má và giống hình cánh bướm, nó có thể báo hiệu bạn đang bị bệnh lupus.

Các triệu chứng khác của bệnh lupus là sốt, đau khớp và ngón tay trở nên xanh xao trong thời tiết giá lạnh.

6. Bong da quanh miệng và mũi

Những thay đổi trên da xung quanh miệng và mũi có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường có nghĩa là do cơ thể thiếu các vitamin cần thiết như A, C, E, hoặc B. Bong da thường đi kèm với sự mệt mỏi, suy giảm tập trung hoặc chú ý, rụng tóc, và móng tay yếu.

Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy xem lại chế độ ăn uống của bạn và bổ sung thêm các loại thực phẩm phù hợp.

5. Các vết loét quanh môi và miệng

Các vết loét quanh môi, miệng và mũi có thể là do virus herpes tuýp 1 gây ra. Một khi bạn đã có virus này trong người, nó sẽ ở lại trong cơ thể và khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do căng thẳng, bệnh tật, hoặc mệt mỏi, virus sẽ có cơ hội bùng phát.

4. Môi bị nứt

Đôi khi chúng ta gặp phải tình trạng môi khô và nứt, đặc biệt là vào mùa đông hoặc sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh mặt trời. Các vết nứt cũng có thể là biểu của hiện phản ứng dị ứng hoặc phản ứng với thuốc.

Để giảm bớt khó chịu của triệu chứng này, bạn cần tránh liếm môi và có thể dùng các sản phẩm dưỡng môi. Nếu tình trạng này kéo dài thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

3. Xuất hiện nhiều lông trên mặt

Đối với nhiều người, lông mặt có thể là di truyền. Ở phụ nữ trẻ, nếu lông trên mặt bỗng dưng xuất hiện quá nhiều thì có thể là do buồng trứng hoạt động không tốt. Đây được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang và có thể gây khó khăn trong việc mang thai.

Trong trường hợp này, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa để điều trị. Ngoài ra, bạn có thể cố gắng tránh ăn nhiều sản phẩm đường để tránh sự mất cân bằng nội tiết trở nên trầm trọng hơn.

2. Tăng sắc tố trên mặt

Nếu có những điểm đối xứng tối trên má và trên mũi của mũi, đây là một dấu hiệu cổ điển của nám da - một loại bệnh tăng sắc tố. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ và phát triển nhanh hơn trong số những người có làn da sẫm màu. Phơi nắng thường xuyên cũng kích thích sự phát triển của bệnh này.

Phụ nữ trẻ thường bị nám da trong thai kỳ, và nó thường tự biến mất. Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm để chống tăng sắc tố dẫn đến nám da và nếu muốn áp dụng thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

1. Lông mày hoặc lông mi mỏng đi

Nếu lông mày hoặc lông mi mỏng đi nhưng không phải do dùng mỹ phẩm thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề với tuyến giáp, ví dụ như suy giáp - bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Một số triệu chứng khác liên quan đến bệnh tuyến giáp có thể là: Chậm chạp, da khô, tăng cân không thể giải thích được... Trong trường hợp này bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân.

Vị trí của mụn trứng cá phản ánh sức khỏe của bạn

Nếu bạn thường xuyên bị mụn trứng cá và mụn hay xuất hiện ở cùng một nơi thì có thể là có điều gì đó khoongn ổn đang xảy ra trong cơ thể bạn.

Nếu mụn trứng cá "làm phiền" bạn trong một thời gian dài, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Theo T. Liên/Afamily/Helino