Nếu cơ thể đột nhiên có những thay đổi 'khó hiểu' không đau nhưng chữa mãi không khỏi. Đừng chủ quan, đó có thể là những dấu hiệu của căn bệnh ung thư, bạn cần đi khám ngay.
1. Cục hạch nhỏ, vết bầm tím
Nếu đột nhiên thấy trên cơ thể có những vết bầm tím hoặc những hạt nhỏ cứng, hình hạt đậu... sưng lên, nổi to lên ở cổ, vú, nách, háng hoặc nơi nào đó trên cơ thể.
Cũng có thể bạn đang bị nhiễm trùng do cảm lạnh, viêm họng do streptococcus - nhưng nếu nhưngx dấu hiệu đó mãi không mất đi thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, ung thư máu. Bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
2. Xuất hiện nốt ruồi bất thường
Nếu bỗng nhiên trên cơ thể xuất hiện những nốt ruồi bất thường, hoặc sự thay đổi hình dạng của nốt ruồi, thì hãy đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da.
3. Sốt không rõ nguyên nhân
Sốt là phản ứng của cơ thể khi chống lại một nhiễm khuẩn nào đó, cũng có thể là do tác dụng ngoại ý của một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân đang dùng...
Tuy nhiên, nếu như sốt không rõ nguyên nhân... thì ung thư máu là điều cũng phải nghĩ đến, thậm chí khi bạn đang uống thuốc mà cơn sốt trong nhiều ngày không hạ, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức.
4. Ngứa da
Ngứa da có thể do bạn đang bị dị ứng, nhưng nếu ngứa da kéo dài thì có thể là dấu hiệu khác khi bị ung thư gan là ngứa da.
Điều này nguyên nhân là do khối u của bệnh nhân ung thư gan đã đè nén ống mật, dẫn đến vàng da, vàng da tắc nghẽn và bài tiết mật kém, dẫn đến ngứa da.
Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng ngứa da bất thường, bạn nên đi khám để tìm được nguyên nhân đằng sau và kịp thời điều trị.
5. Ợ nóng dai dẳng
Nếu thấy tình trạng ợ nóng của bạn dù đã được điều trị nhưng vẫn mãi không khỏi, thì có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh ung thư, đặc biệt nếu chứng ợ nóng đấy được phối hợp việc khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
Với chứng trào ngược kéo dài, các tế bào khỏe mạnh bình thường xếp dọc thực quản được thay thế bằng các tế bào bất thường, có thể trở thành ung thư thực quản. Tình trạng này có thể là tiền thân của bệnh ung thư.
6. Đổ mồ hôi đêm
Tình trạng đổ mồ hôi đêm chính là dấu hiệu cơ thể bạn có thể đang chiến đấu quá mức với ung thư, virus hoặc các tế bào xâm lấn khác. Điều này phổ biến với những người mắc bệnh ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu.
7. Ho dai dẳng, khàn giọng
Nếu bạn bị ho dai dẳng, kéo dài, thậm chí khàn cả giọng, khi đã được điều trị mà tình trạng ho không thuyên giảm hoặc ho ra máu, có thể kèm theo hiện tượng đau tức ngực thì nên đi khám ngay để được kiểm tra xem có phải ung thư phổi không.
8. Vết loét miệng hoặc lưỡi lâu lành
Tình trạng loét, nhiệt miệng thường xảy ra vào mùa nóng hoặc cơ thể bị nóng trong, nên hầu hết mọi người thường chủ quan vì đây là một chứng bệnh thông thường.
Tuy nhiên, nếu các vết loét kéo dài cả tháng không khỏi, thì có thể là dấu hiệu của ung thư da hoặc hiếm khi là ung thư đầu hoặc cổ.
Các vết viêm loét thường do virus herpes simplex type 1 gây ra, một loại virus có khả năng lây nhiễm cao khi bạn hôn hoặc dùng chung đũa, thìa với người mang bệnh.
9. Sụt cân đột ngột
Nếu bạn đột nhiên giảm từ 5 kg trở lên mà không có nguyên nhân cụ thể như là: ăn kiêng hay điều trị bệnh,... rất có thể cơ thể đang bị tổn thương. Việc sụt cân là dấu hiệu thường diễn ra ở bệnh ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hay phổi.
10. Xuất huyết âm đạo bất thường
Hiện tượng dịch âm đạo có máu, chảy máu sau khi quan hệ ra máu bất thường ở âm đạo mà không phải do kinh nguyệt... có thể đó là do u xơ tử cung, do tác dụng ngoại ý của một số thuốc ngừa thai...
Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung, âm đạo. Đặc biệt là đối với những chị em đã mãn kinh nhưng vẫn xuất huyết bất thường thì đây chính là dấu hiệu đáng lưu ý bạn cần phải đến bệnh viện khám ngay.