Nếu bạn muốn cuộc hôn nhân của mình được hạnh phúc thì đầu tiên bạn cần học cách cư xử hòa hợp với chính bản thân mình, có như thế thì cuộc sống hôn nhân của bạn mới có thể tràn ngập sức sống và niềm vui.
Rất nhiều người cho rằng, điều quan trọng nhất trong hôn nhân đó chính là sống hòa hợp với người bạn đời của mình, như thế thi mới có thể lâu bền được.
Nhưng có một sự thật về hôn nhân không phải ai cũng biết, đó là để có được cuộc hôn nhân mỹ mãn thì bạn phải biết cách hòa hợp với chính bản thân mình.
Tại sao lại nói như vậy? Bởi có rất nhiều cô gái sau khi rơi vào lưới tình hay sau khi kết hôn đều khó mà có thể dứt ra được, họ đánh mất giá trị và phương hướng của chính bản thân mình, từ đó biến thành con rối của hôn nhân. Và hơn nữa, người bạn đời của bạn cũng chẳng thể giống như bạn mong muốn.
Đây là hậu quả của việc quá kỳ vọng vào hôn nhân, mà sự kỳ vọng ấy đến từ chính trái tim của bạn thế nên bạn chỉ luôn mong muốn vun đắp cho cuộc hôn nhân ấy, bạn nghĩ nhất định cần phải tìm được vị trí của mình trong mối quan hệ tình cảm ấy.
Hôn nhân vốn là thứ bình dị giản đơn, nhưng bạn vẫn có thể tự tạo ra những sự lãng mạn cho nó. Thái độ của bạn đối với hôn nhân như thế nào cũng chính là thái độ mà bạn đối xử với cuộc sống của mình.
Không biết các bạn có nhận ra xung quanh mình có một kiểu con gái như thế này, một khi yêu ai đó hoặc sau khi kết hôn thường quá đỗi cảm tính, vì họ thường bị chính tình yêu ấy làm mờ mắt, họ chẳng còn tìm thấy những lý tưởng, ước mơ về >tình yêu và hôn nhân mà họ từng mong ước thuở ban đầu nữa. Thế nên họ thường buồn chán, lo âu, không hề cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân.
Và rồi họ thường đổ lỗi do đủ các thứ khuyết điểm của bạn đời cho nguyên nhân gây ra sự thất bại của cuộc hôn nhân ấy, nhưng tôi không cho là như thế. Thực ra sự thất bại ấy đến từ sự kỳ vọng quá nhiều, yêu cầu quá cao cho cuộc hôn nhân, người ta thường nói, hy vọng càng nhiều thì thấy vọng cũng càng nhiều.
Có nhiều chuyện chúng ta đừng đổ lỗi cho đối phương mà hãy nhận thức được khuyết điểm của chính mình.
Tôi có một người bạn, cô ấy là ví dụ điển hình cho tuýp người chủ nghĩa độc tài hôn nhân. Cho dù là yêu đương hay kết hôn, cô ấy luôn luôn tự làm theo ý mình, bạn bè xung quanh thường khuyên cô ấy nên tự xem xét lại khuyết điểm của mình, nếu không sẽ khiến người yêu phản cảm, nhưng cô ấy vẫn luôn cho là mình đúng.
Cô ấy và chồng có những thói quen sống khác nhau, nhưng từ trước tới giờ cô ấy chưa bao giờ học cách bao dung đồng cảm với chồng, mà ngược lại luôn bắt ép đối phương phải sửa theo thói quen của mình.
Chồng cô ấy vẻ bề ngoài tỏ ra hòa hợp, đồng ý, cũng cố gắng thay đổi thói quen của bản thân, nhưng trong lòng thì chẳng hề vui vẻ gì.
Trong cuộc hôn nhân này, cô ấy chưa bao giờ đặt mình ở vị trí của một người vợ, cô ấy vẫn luôn nghĩ mình là cô gái được theo đuổi năm ấy, vì thế, cô luôn mang sự kiêu hãnh quá mức.
Nhưng hôn nhân không phải là trò chơi theo đuổi mà nó cần cả hai người đứng ở vị trí bình đẳng với nhau, yêu thương và che chỏ lẫn nhau.
Trong cuộc hôn nhân này, cô chưa bao giờ đưa điều chỉnh trạng thái từ yêu sang đến lúc kết hôn của mình cả, suy cho cùng, cô không hiểu cần phải đối xử với thân phận là một người phụ nữ đã có gia đình của mình như thế nào.
Tính cách ấy của cô đã ăn sâu vào trong con người cô nên muốn thay đổi nó không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể làm được.
Nhưng cô lại đổ hết lỗi lầm lên đầu của đối phương khiến cho tình cảm hai người bị tổn thương sâu sắc, thực ra, điều này đều có thể sửa được.
Đầu tiên cô cần bỏ đi cái tôi của mình, đứng ở vị trí của chồng mình để xem xét vấn đề, nghĩ xem cách mình làm như vậy có làm tổn thương tới đối phương không. Sau đó là bắt tay vào hành động, lời nói thì chẳng thể bù đắp được lỗi lầm, nếu thực sự muốn thay đổi thì nhất định phải khiến đối phương nhìn thấy được sự chuyển biến của bạn.
Chấp nhận sự không hoàn hảo của đối phương, tập làm quen với những tật xấu của đối phương
Mối quan hệ thân mật giống như một môn triết học đầy sự huyền bí.
Khi chúng ta đang trong giai đoạn yêu đương, trên cơ thể tỏa ra rất nhiều hormone, và khi ấy trong mắt chúng ta đối phương thật hoàn hảo, tựa như một bức phù điêu được điêu khắc một cách tinh xảo, và rồi chúng ta coi việc có được đối phương giống như sự may mắn nhất trong cuộc đời mình.
Nhưng sau khi bước dần vào cuộc sống hôn nhân, người mà chúng ta luôn coi như nữ thần nam thần ấy lại tràn đầy những tật xấu, những khiếm khuyết khiến chúng ta phản cảm. Chúng ta nhận ra, anh ấy hay cô ấy chẳng hề hoàn hảo như chúng ta nghĩ.
Để rồi từ đấy, trong mắt chúng ta, đối phương chỉ toàn khuyết điểm và tật xấu. Và cuộc hôn nhân vốn đẹp đẽ hoàn hảo trong tưởng tượng đã sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại sự phản cảm, chán ghét.
Thực ra bạn hãy thử đứng ở góc độ khác để nhìn nhận sự việc, người ấy của bạn bây giờ chẳng qua là đã biến thành một người bình thường có chút tật xấu nho nhỏ như bao người khác, và bạn cũng đâu có khác gì? Thế nên hãy thuyết phục con người yêu hoàn hảo trong bạn trước đi đã, chủ động tiếp nhận những sự không hoàn hảo của đối phương, đây mới chính là cách ứng xử chính xác trong hôn nhân.
Đừng cố xây dựng một cuộc hôn nhân hoàn hảo, trước hết bạn hãy làm chính mình đã.
Trong cuộc sống hôn nhân, rất nhiều người không muốn chủ động, họ không muốn chủ động làm gì đó mà lại mong muốn đối phương là người chủ động làm cho họ.
Cách nghĩ này khá là phổ biến trong xã hội, nhưng lại không hề chính xá. Hôn nhân đòi hỏi sự ăn ý và tính trách nhiệm của cả hai bên, nếu như hai bạn chỉ biết đùn đẩy qua lại, ai cũng không muốn chủ động làm gì đó cho đối phương, vậy thì cuộc hôn nhân này sẽ được duy trì như thế nào?
Trong hôn nhân, những trách nhiệm mà vợ và chồng phải gánh vác là hoàn toàn khác nhau. Là một người vợ, bạn cần tìm được vị trí mình cần đảm nhiệm là gì, khi chồng bạn sau một ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi thì nên tâm lý chu đáo hơn, trở thành tri âm tri kỷ của chồng, hay có thể quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ, làm một người mẹ hiền vợ đảm.
Một khi bạn đã làm tốt rồi, thái độ của đối phương cũng sẽ dần thay đổi, anh ta sẽ chủ động làm những việc vốn là nghĩa vụ và trách nhiệm của một người chồng.
Thế nên, đừng dổ lỗi cho người chồng vì những sự thiếu quan tâm, chu đáo của anh ta mà hãy chủ động đi trước một bước, điều là là việc rất quan trọng.
Có được một cuộc hôn nhân mỹ mãn là điều ai cũng mong muốn, hôn nhân thất bại không những làm bạn tổn thương mà còn khiến những người yêu thương bạn cũng bị tổn thương, đau lòng vì bạn.
Thế nên, nếu thực sự muốn vun đắp cho cuộc hôn nhân của mình, bạn cần ứng xử với chính mình trong trạng thái hôn nhân thật tốt, phải hòa hợp với nó, chỉ có như thế bạn mới có thể có được một cuộc >hôn nhân hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.