Cuộc sống muôn vạn sắc màu, hôn nhân cũng lại muôn vàn khác nhau, mỗi người mỗi cảnh ngộ không ai giống ai, một nghìn gia đình ắt có một nghìn hoàn cảnh.
3 nơi cần đến trước khi kết hôn
Gia đình đối phương
Trước khi quyết định bước tới hôn nhân, mỗi người đều cần thường xuyên đến nhà đối phương thăm hỏi, sinh hoạt. Một là để hiểu rõ hoàn cảnh gia đình đối phương, điều quan trọng hơn nữa chính là xem người nhà bạn đời của mình đối nhân xử thế ra sao, phương thức sinh hoạt có đầm ấm hay không?
Nếu như cha mẹ đối phương tình cảm không tốt, sớm chiều xung khắc, lạnh nhạt đối đãi lẫn nhau, hoặc con cái trong nhà việc lớn việc nhỏ đều không có chủ kiến riêng mà phải nghe sự áp đặt của cha mẹ, vậy thì khả năng lớn là sau khi kết hôn đối phương cũng sẽ như vậy, ít nhiều đều có ảnh hưởng.
Đi chợ
Ca dao tục ngữ có câu: “Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân”. Khi ái tình bước sang ngưỡng cửa hôn nhân, chợ đông, chốn phố lại chính là nơi khảo nghiệm sự sinh tồn thích hợp nhất. Khi yêu nhau thì có thể hào phóng chi têu, nhưng khi kết hôn rồi cuộc sống đã trở về thực tại rất nhiều, chi tiêu cần có chừng mực đúng người đúng việc, đúng nơi đúng chỗ.
Có thể vui vẻ thong dong cùng nhau đi chợ, có thể vui đùa cùng nhau ăn cơm, có thể cùng nhau an nhiên tự tại sống qua ngày, đòi hỏi hai người phải thực sự vì nhau mà sống, vì nhau mà nghĩ, trân trọng bạn đời, quên đi cái tôi bản thân.
Đi du lịch đường dài một chuyến
Nếu như hai người sau một chuyến du lịch khám phá dài ngày trở về vẫn tương ân tương ái, vậy hãy cùng nhau kết hôn.
Trong quá trình du lịch khám phá dài này, sẽ có rất nhiều sự việc phát sinh, nếu như có thể bảo trì cảm xúc ổn định để giải quyết vấn đề, vậy thì sau này cuộc sống có gặp bão táp phong ba vẫn có thể cùng nhau vượt qua. Cũng trong suốt cuộc hành trình sớm tối, có thể nhận ra người bạn đời của mình có nguyện ý chia sẻ khó khăn với người khác hay không? Tính ích kỷ, lòng bao dung, sức chịu đựng, tất cả cũng đều có thể bộc lộ ra một cách toàn diện nhất.
Vợ chồng cần học chữ "nhẫn"
Có một thời gian dài chúng ta muốn xây dựng mô hình gia đình theo kiểu bình đẳng của phương Tây. Nhưng hiện nay, có nhiều bằng chứng lại cho rằng người phương Tây muốn “du nhập” những ưu thế của gia đình truyền thống phương Đông, trong đó có cả chữ Nhẫn của người phụ nữ.
Như vậy, mô hình gia đình Việt Nam xưa có những ưu điểm nhất định. Nhưng rõ ràng, chữ Nhẫn ở thời hiện đại không phải là chịu nhục, hạ mình. Nhẫn là cùng vì nhau mà chung sống và hành động, tôn trọng nhau nhưng cũng phải đặc biệt tôn trọng bản thân.