Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra về lí do vì sao một cuộc hôn nhân sắp đặt, hai con người chênh lệch lại gắn bó cùng nhau đến tận cuối đời. Đó phải chăng là cách "rèn chồng" đầy quyết liệt từ chính người vợ hay sao.
"Nắm được thóp chồng" có lẽ là điều được chị em khá quan tâm. Nhưng chuyện một người phụ nữ có xuất phát điểm thấp kém hơn chồng liệu có giữ chân được người chồng tài giỏi, xuất chúng? Hãy học hỏi bí quyết của Giang Đông Tú trong câu chuyện dưới đây.
Lời hứa hôn tuổi 13 và chiêu độc của cô vợ "mù chữ"
Hồ Thích là một nhà văn lớn, cựu giáo sư nổi tiếng tại Đại học Bắc Kinh. Ông có nhiều năm học tập tại Hoa Kỳ và có suy nghĩ, lối sống khá phóng khoáng. Tuy vậy cuộc hôn nhân được sắp đặt, không tình yêu của ông vẫn tồn tại đến cuối đời. Khi Hồ Thích 13 và Giang Đông Tú 14 tuổi, hai bên gia đình đã hứa hôn với nhau. Năm 1917, Hồ Thích 26 tuổi đã về quê kết hôn.
Bình thường, một học giả như Hồ Thích sẽ rất dễ rung động trước những cô gái xinh đẹp, giỏi thi ca thơ từ. Vợ của ông lại là "trò đùa" do số phận an bài. Giang Đông Tú có vóc dáng nhỏ, bó chân, gương mặt không xinh đẹp và chẳng biết chữ.
Bố mất sớm, mẹ một mình làm việc quần quật để nuôi Hồ Thích. Bởi thế, ông chấp thuận theo lời mẹ mọi thứ, kể cả việc lấy vợ.
Giang Đông Tú là một cô gái nông thôn "không điển hình". Cô mù chữ nhưng chẳng rụt rè, nhút nhát. Dù quê mùa nhưng chưa bao giờ cô vợ cảm thấy thấp kém trước chồng. Bản thân Giang Đông Tú luôn đặt mình ngang hàng với chồng. Bên ngoài, Hồ Thích có thể là nhà văn, là Tiến sĩ nhưng về nhà chỉ là chồng của Giang Đông Tú mà thôi.
Sau khi kết hôn cô bắt đầu đi học chữ từ chính chồng mình. Dù mắc hàng loạt lỗi chính tả và tiếp thu chậm chạp nhưng không hề nản chí, Giang Đông Tú cần mẫn học từng ngày đến khi đọc, viết thành thạo.
Giang Đông Tú là một người con dâu tuyệt vời. Hồ Thích rất yêu và hiếu thảo với mẹ chồng, cô rõ điều đó và tự biến mình trở thành hình mẫu phụ nữ hi sinh hết mực vì gia đình.
Bình thường, cô chăm sóc cho mẹ chồng cực kỳ cẩn thận, chu đáo. Đến những người hàng xóm cũng phải xuýt xoa cho rằng nhà họ Hồ chọn được con dâu tốt. Phải nói thêm rằng, trước khi kết hôn Đông Tú rất ít khi làm việc nhà. Nhưng sau khi về làm dâu họ Hồ, cô cáng đáng toàn bộ việc gia đình. Người vợ này cũng nấu rất giỏi các món ăn quê hương. Chính những điều này khiến Hồ Thích từ chán chường trở nên biết ơn, dần dần dành tình cảm cho cô vợ quê mùa.
Biến chồng thành gã đàn ông "sợ vợ"
Hồ Thích là một người rất đẹp trai, có khí chất. Quanh ông rất nhiều "ong bướm". Bản thân người đàn ông đó cũng từng sa ngã, có tình nhân bên ngoài.
Lần sa ngã đầu tiên của Hồ Thích lại với chính em họ của Giang Đông Tú, cô gái Tào Thành Anh. Cô Tào là một nữ nhân giỏi giang và có học thức. Cô rất hâm mộ người anh rể Hồ Thích. Cả hai có một quãng thời gian tiếp xúc nhiều rồi ngã vào lòng nhau lúc nào chẳng hay.
Dường như lúc đó mới là lần đầu tiên họ Hồ nếm trải tình yêu thực sự. Trong một cuốn sách, ông nói rằng đây là những ngày đẹp nhất từng có.
Hồ Thích nghĩ đến chuyện ly dị Giang Đông Tú để cưới Tào Thành Anh. Với suy nghĩ giản đơn của người đàn ông làm bạn với giấy bút, ông cho rằng chuyện tìm được tình yêu đích thực, thoát ra khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt đâu có sai.
Khi về nhà mở lời, Giang Đông Tú một tay bế con, tay còn lại cầm dao đi thẳng về phía chồng nói: "Muốn ly hôn à, tôi giết anh, giết hai đứa con của anh rồi tự sát".
Một người hầu trong nhà giằng lấy con dao từ tay Đông Tú. Cô không bỏ cuộc, vơ cái kéo ném thẳng về phía chồng và ánh mắt cuồn cuộn những tức giận, uất ức. Hồ Thích nào đã bao giờ chứng kiến sự dữ dội đến nhường đó. Ông ngay lập tức thề rằng sẽ quên đi mối tình sai trái và quay lại với gia đình.
Kể từ đó, Hồ Thích mang cái danh "sợ vợ" trên vai. Trên thực tế, chỉ khi đụng đến hạnh phúc gia đình của chính mình, Giang Đông Tú mới "xù lông nhím" như vậy. Và tin rằng hành động hôm đó của cô cũng là có sự tính toán để "dằn mặt" chồng.
Trước đó, có hàng tá những "ong bướm" vây quanh chồng nhưng cô chỉ nhắc nhở vài lời, không bao giờ chửi thề hay bóng gió khiến không khí gia đình nặng nề. Thậm chí, người yêu cũ của chồng ở Mỹ cũng hay gửi thư từ qua, bà Hồ chẳng bao giờ can thiệp. Nhưng đến mức như Tào Thành Anh thì quá đáng lắm rồi.
Điều đáng nói, biện pháp mạnh đến mức hung hăng đó có thể không hữu ích với người đàn ông khác nhưng với Hồ Thích lại rất thành công. Nhiều người cho rằng, chính Hồ Thích còn yêu vợ nên mới quay đầu chứ chẳng có đàn ông thật sự muốn vứt bỏ gia đình lại quay về dễ dàng như thế cả.
Bình thường, Giang Đông Tú cũng không mềm lòng với chồng. Có lần họ Hồ được mời đến làm chủ hôn cho một đám cưới mà ở đó, chú rể vừa bỏ vợ đã ngay lập tức cưới vợ hai. Giang Đông Tú nhất quyết không muốn chồng tham gia. Hồ Thích phải trèo cửa sổ đi vì đã trót nhận lời. Khi về nhà, ông bị nhốt bên ngoài đến hai ngày, chẳng được bước chân vào.
Hồ Thích đã phát minh ra hàng loạt "bí quyết làm chồng" khiến ai đọc cũng ngạc nhiên: "Vợ ra ngoài phải đi theo, vợ ra lệnh phải vâng lời, vợ chẳng bao giờ sai, phải chờ vợ >trang điểm, phải dung túng chiều chuộng vợ, phải kiếm tiền để vợ cần là có tiêu". Đúng là một ông chồng được rèn giũa đi vào khuôn khổ thật sự.
Tuy nhiên, có những điều trên không phải từ sự sợ hãi. Bản thân Giang Đông Tú cũng khiến chồng nhiều lần cảm động, biết ơn. Có Giang Đông Tú quán xuyến, Hồ Thích thoải mái với cuộc sống đầy học vấn, thơ ca mà không phải lo toan chuyện gia đình, con cái.
Khi về già, Hồ Thích rất chiều vợ. Vợ thích chơi mạt chược, có những hôm nấu nguyên nồi trứng ăn cả ngày, giáo sư Hồ cũng chẳng kêu ca. Thậm chí, chưa đủ người, sợ vợ kém vui, ông còn gọi điện khắp nơi để rủ bạn bè đến nhà chơi. Bốn tháng trước khi qua đời, vì kí túc xá không được chơi mạt chược, ông nhờ người mua một căn hộ để vợ chơi cho thoải mái. Khi bị ai trêu đùa chuyện sợ vợ, ông bật cười ha hả: "Còn trẻ bà ấy là Bồ tát sống, về già là mẹ chồng, có ai không sợ?".
Họ đã sống một đời viên mãn cùng nhau, nữ văn sĩ Trương Ái Linh cũng phải tấm tắc: "Một ví dụ về hạnh phúc hiếm hoi của những cuộc hôn nhân kiểu cũ".
Như vậy đấy, một người vợ với cách giữ chồng theo đúng phương pháp có nhu, có cương. Bà khiến chồng nể phục vì sự chăm lo hết mực cho gia đình, con cái, cho gia đình chồng hay thậm chí là bà con xa xôi. Tuy nhiên, khi nào hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp, bà lại hóa thành "con sư tử" thật sự để bảo vệ nó.
Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra về lí do vì sao một cuộc hôn nhân sắp đặt, hai con người chênh lệch lại gắn bó cùng nhau đến tận cuối đời. Đó phải chăng là cách "rèn chồng" đầy quyết liệt từ chính người vợ hay sao. Giang Đông Tú chênh lệch so với chồng về mọi mặt nhưng cuối cùng, bà lại khiến chồng vừa sợ, vừa nể phục lại vừa cưng chiều yêu thương. Đúng là một người vợ thành công tuyệt đối!