Khi hai người dần dần quen với mối quan hệ này, họ bỏ qua những điều tốt đẹp của đối phương, thay vào đó, họ sẽ để ý đến những điều không tốt của người kia.
Để trả lời cho câu hỏi này, một người đã đưa ra bài viết khá chi tiết và nhận về nhiều sự đồng tình.
“Họ cãi nhau vì sao, bởi vì mong muốn của hầu hết mọi người đang yêu là được yêu.
Nhiều người bắt đầu một mối quan hệ bởi vì họ cô đơn, muốn được chăm sóc, được ở bên ai đó và tận hưởng những phút giây ấm áp. Nhưng ít người khi mới bắt đầu đã có một mối quan hệ tốt đẹp.
Về lý do tại sao lại có sự khác biệt như vậy, bởi vì ảnh hưởng gia đình mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Khi bạn lớn lên, trong tiềm thức sẽ muốn tìm một nửa còn lại của bản thân, điều này vô tình trở thành ‘nhu cầu’ trong tình yêu.
Cả hai người đều tưởng tượng ra hình mẫu người bạn đời lí tưởng trong tâm trí mình. Lớn lên, mẫu người lí tưởng của họ sẽ càng rõ ràng hơn.
Ý tưởng để tạo nên ‘người trong mộng’ có thể lấy trên phim truyền hình, người mà bạn đã tiếp xúc hoặc thông tin từ Internet, một cuốn tiểu thuyết.
Sau đó, ở một độ tuổi nhất định, mỗi người trong số họ bắt đầu mối quan hệ với mong đợi của riêng mình.
Cô A kỳ vọng: Anh ấy sẽ rất cao và đẹp trai, chăm sóc tôi một cách cẩn thận, chăm chỉ, trưởng thành, công việc ổn định, có trách nhiệm, khi tôi ở bên anh ấy, tôi nhất định sẽ rất hạnh phúc.
Anh B cũng giữ vững kì vọng của mình: Cô ấy chắc chắn rất xinh đẹp và hấp dẫn. Cô ấy sẽ dịu dàng và ân cần. Cô ấy sẽ an ủi tôi khi tôi buồn, chấp nhận những tính xấu của tôi, tin tưởng tôi và ở bên tôi cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Ở bên cô ấy, tôi nhất định sẽ hạnh phúc.
Khi A và B bắt đầu mối quan hệ với nhau, họ chắc chắn sẽ rất hạnh phúc vì tìm được một người lí tưởng, đây sẽ là khoảng thời gian mới yêu.
Tìm hiểu sâu hơn, tình yêu này thực chất chỉ là một sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân và nhu cầu này sẽ ngày càng lớn khi mà bạn phụ thuộc quá nhiều vào đối phương.
Khi hai người dần dần quen với mối quan hệ này, họ bỏ qua những điều tốt đẹp của đối phương, thay vào đó, họ sẽ để ý đến những điều không tốt của người kia. Bởi vì con người là một sinh vật tham lam, họ luôn muốn được nhiều hơn nữa. Vì vậy, các vấn đề lần lượt xuất hiện từ đây.
Hầu như tất cả các mâu thuẫn đều dựa trên cảm giác của một hoặc hai phía: Bạn không yêu tôi.
Cô gái:
Anh rõ ràng nói yêu tôi, tại sao anh lại không làm điều đó?.
Nếu anh yêu tôi, anh sẽ biết tôi nghĩ gì, và anh cũng biết những gì tôi thích’.
‘Ban đầu, tôi nghĩ anh là một người biết quan tâm, tôi không ngờ rằng anh lại không chỉ lười biếng mà còn ích kỉ’.
‘Bận rộn chỉ là cái cớ mà thôi, nếu anh yêu tôi, anh có thể dành thời gian cho tôi bất cứ lúc nào’.
‘Tôi nấu ăn, anh phải rửa bát’.
‘Anh đối xử với tôi như thế nào, thì tôi cũng sẽ đối xử với anh như thế đó’.
Chàng trai:
‘Ban đầu cô rất dịu dàng, nhưng sau đó, cô trở nên cực kỳ vô lý’.
‘Cô không hiểu tôi, không tin tôi, trách tôi không thể làm bất cứ thứ gì cho cô’.
‘Cô tức giận khi tôi không trả lời tin nhắn, lúc đầu cô đâu có như vậy’.
Bạn thấy đấy, hai người cãi nhau chỉ vì những điều nhỏ nhặt: Người này không như những gì tôi tưởng tượng.
Những thiếu sót khác nhau của hai người dần được bộc lộ đã phá hủy đi kỳ vọng của cả hai bên. Tuy nhiên, họ đều không chấp nhận hình mẫu người bạn đời lí tưởng của mình bị phá hủy dễ dàng, vì vậy, họ bắt đầu dấn thân vào con đường khiến người kia thay đổi theo ý mình.
Và có rất nhiều cách để khiến đối phương thay đổi:
Bạo lực để ép buộc bên kia phải thay đổi, hoặc đổ lỗi cho người kia không đủ tốt, hoặc nói cho người kia biết mình phải chịu ấm ức như thế nào khi ở cạnh họ, cố gắng làm cho bên kia cảm thấy bản thân có lỗi và phải thay đổi.
Ví dụ cụ thể:
'Nếu anh còn làm điều này một lần nữa, chúng ta sẽ chia tay’.
‘Anh luôn không quan tâm đến cảm giác của em, anh không thể quan tâm tới em nhiều hơn sao?’.
Kết quả là, nhiều người đã dành cả cuộc đời của họ để cố gắng tìm kiếm hoặc biến đổi một người theo "gu" của mình.
Do đó, hai người khi đang yêu dường như vẫn sẽ tính toán họ ‘được’ yêu bao nhiêu. Khi tình yêu của họ không như mong muốn, họ sẽ lại cãi nhau.
Như chúng ta đã biết, con người không thể biến người khác thành người trong mộng của họ.
Ý nghĩa thật sự của tình yêu là học cách chấp nhận. Học cách chấp nhận sự thật, chấp nhận bản thân và đối phương không hoàn hảo. Khi bạn đã có trách nhiệm với bản thân, nỗ lực thay đổi bản thân thì người kia cũng sẽ có một sự thay đổi bất ngờ.
Tình yêu là sự kết hợp giữa yêu và được yêu.
Những người thông minh sẽ học cách thay đổi bản thân để được yêu nhiều hơn nữa.
Vì vậy, có một câu: Mọi thứ đều được nhóm lại với nhau, con người cũng vậy. Bạn là người như thế nào, bạn sẽ thu hút loại người như thế đó.
Khi bạn phàn nàn, đổ lỗi cho người kia, ở một mức độ nào đó, bạn cũng đang tự trách mình. Bởi vì đây là người mà bạn chọn, người mà bạn thu hút.
Yêu và được yêu có thể tạo ra hạnh phúc.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều tìm cách để được yêu cả đời, bỏ qua sự chân thành của việc yêu người khác, bỏ qua cách để có một tình yêu hạnh phúc và bên vững”.
Nhiều khi, chúng ta mải mê cãi nhau mà quên mất rằng cái cốt yếu nhất của tình yêu chính là sự thích ứng, quan tâm và sẻ chia. Sự ích kỷ của mỗi con người khiến mối quan hệ đi vào bế tắc. Họ đòi hỏi đối phương phải thế này, thế khác mà quên mất rằng cuộc sống không phải muốn là được.
Các cặp đôi dù yêu vẫn cãi nhau đơn giản vì muốn đối phương thay đổi theo chiều hướng mình mong muốn. Hãy nhớ nhé, đôi khi, chấp nhận đối phương mới là cách giữ tình yêu trọn vẹn.