'Cuộc yêu' đã gây ra một 'tai họa' lớn khiến cô gái phải choáng váng và nhập viện ngay sau đó.
Tai nạn hi hữu
Thông tin từ Báo Đời sống Gia Đình đã chia sẻ một trường hợp hi hữu. Người phụ nữ trẻ (TQ) đã đến khoa Tai mũi họng vì bị đau nhẹ và mất thính giác ở tai trái.
Khi kiểm tra cho bệnh nhân, bác sĩ đã tìm thấy máu khô trên màng nhĩ và kiểm tra kỹ hơn cho thấy người phụ nữ đã bị >thủng màng nhĩ do chấn thương.
Người phụ nữ khẳng định không gặp bất cứ chấn thương thể chất nào ở khu vực ngang tai nhưng cô cho biết bạn trai trong lúc quan hệ đã hôn mạnh vào tai cô.
“Khi anh ấy hôn vào tai tôi, anh ấy mút rất mạnh và nó phát ra tiếng 'bốp'. Sau đó, tôi không thể nghe thấy gì ở phía bên tai trái của mình. Tôi đã bị sốc” cô gái cho hay. Cô cho biết thêm rằng tất cả những gì cô có thể nghe thấy là tiếng vo ve liên tục kèm theo cơn đau nhẹ.
“Có một vết máu gần vết thương của nữ bệnh nhân, điều này thật bất thường. Theo bệnh án, bệnh nhân không bị chấn thương, va đập hay đánh đập. Bệnh nhân chỉ đề cập rằng bạn trai của cô ấy đã dùng quá nhiều lực trong lúc hôn tai và khiến cô cảm thấy đau vào lúc đó". Bác sĩ giải thích rằng màng nhĩ dễ bị thủng khi áp suất khí quyển bên ngoài thay đổi đột ngột, chẳng hạn như trong trường hợp có tiếng nổ và tiếng động cực lớn. Về mặt lý thuyết, hút mạnh ống tai bằng miệng cũng có thể gây ra vấn đề như vậy dù thủng màng nhĩ do hôn rất hiếm khi xảy ra.
Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?
Theo Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, thủng màng nhĩ được hiểu là tình trạng phần mô mòng có chức năng ngăn cách hai bộ phận tại ngoài và tai trong xuất hiện các vết rách. Mặc dù ban đầu bệnh chỉ gây nên cảm giác khó chịu nhưng mọi người không nên chủ quan khi gặp phải bệnh lý này.
Tình trạng màng nhĩ tổn thương gây ra những vết rách bên trong có thể tự phục hồi sau vài tuần nhưng đối với vết rách lớn, không được vệ sinh sẽ dễ dẫn tới viêm nhiễm. Từ đó gây nên rất nhiều biến chứng khó lường, vậy nên nếu phát hiện sớm ra bệnh nên thăm khám để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Có những trường hợp màng nhĩ bị rách, tai bệnh nhân mất thính giác tạm thời hoặc khả năng nghe suy giảm. Và nếu gặp những chấn động mạnh nguy cơ cao người bệnh sẽ bị điếc nặng hơn, không nghe bất cứ âm thanh nào từ bên ngoài.
Đối với những bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp khiến màng nhĩ thủng sẽ có nhiều biểu hiện bất thường hơn như tình trạng nhiễm trùng tai gây sốt, cảm thấy đau nhức tai mỗi lần ăn uống hoặc cử động miệng. Biểu hiện này sẽ giảm dần khi mụn mủ bị bể và tràn ra ngoài ống tai nhưng nếu người bệnh không phát hiện và vệ sinh tai lại khiến cho tình trạng viêm nặng hơn.
Theo VnExpress, các bác sĩ cũng cảnh báo việc đặt dấu hôn 'hickey' lên người khác có thể khiến mạch máu bị vỡ và dẫn đến tiếp xúc với virus herpes simplex, khiến người bị hôn có thể nhiễm bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi có HSV-1 (herpes miệng). Chủng mụn rộp này gây ra vết loét và ảnh hưởng đến 67% dân số thế giới. Ngoài ra, bệnh herpes này cũng rất dễ lây truyền dù không tiếp xúc bằng miệng và có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa New Zealand, dấu hickey đặt sai vị trí có thể gây ra sự tắc nghẽn một phần lưu lượng máu lên não dẫn đến đột quỵ ở phụ nữ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, việc tạo thêm áp lực lên động mạch cảnh sẽ làm tăng nguy cơ đông máu có thể dẫn đến đột quỵ.
Cách làm lành khi yhủng màng nhĩ
Theo Bệnh viện Vinmec, thực tế, tình trạng thủng màng nhĩ vẫn có thể tự liền lại được nếu mức độ và kích thước của lỗ thủng không quá nghiêm trọng. Thủng màng nhĩ sẽ tự lành lại trong vòng một tuần nếu lỗ thủng ở mức từ 10-15dB. Đối với lỗ thủng trên 20dB trở lên thì lớp màng mỏng này sẽ không thể tự lành lại được. Cách duy nhất đối với trường hợp này là vá màng nhĩ.
Hầu hết các tình trạng thủng màng nhĩ có thể tự lành lại trong vòng vài tuần mà không cần phải điều trị. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ kháng sinh kê đơn nếu phát hiện có sự nhiễm trùng ở tai.
Trong trường hợp vết rách hoặc lỗ thủng trên màng nhĩ không tự lành lại, việc điều trị có thể bao gồm các thủ thuật để vá vết rách hoặc lỗ thủng này. Các phương pháp điều trị này thường bao gồm:
- Vá màng nhĩ: nếu vết rách hoặc lỗ thủng trên màng nhĩ không tự liền lại, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ tiến hành bịt kín chúng bằng miếng dán giấy (hoặc miếng dán làm bằng vật liệu khác). Với quy trình điều trị này, bác sĩ có thể bôi một chất hóa học vào các mép của vết rách, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành màng nhĩ, sau đó dán một miếng dán lên lỗ hổng. Điều này có thể cần được lặp lại nhiều lần cho đến khi vết thủng đóng lại hoàn toàn.
- Phẫu thuật: nếu vá màng nhĩ không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là phẫu thuật tạo hình màng nhĩ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ ghép một mảnh mô từ các bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân để đóng lỗ thủng trên màng nhĩ.
Để giúp màng nhĩ nhanh lành lại, bạn có thể thực hiện theo một số biện pháp dưới đây:
- Giữ tai luôn khô ráo: bạn có thể đặt nút tai bằng silicon không thấm nước hoặc miếng bông có tẩm dầu hỏa vào tai khi tắm.
- Hạn chế làm sạch tai: lúc này, bạn nên cho màng nhĩ có thời gian để tự chữa lành hoàn toàn.
- Tránh xì mũi: áp lực tạo ra khi xì mũi có thể làm cản trở sự bình phục của lớp mô mỏng này.
Bảo vệ tai trong suốt chuyến bay: bạn không nên đi máy bay nếu bị cảm lạnh hoặc dị ứng gây nghẹt mũi/tai. Trong trường hợp đi máy bay, bạn nên giữ cho đôi tai thông thoáng bằng nút điều chỉnh áp suất, ngáp hoặc nhai kẹo cao su. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện động tác Valsalva, giúp nhẹ nhàng đẩy không khí vào mũi như thể hỉ mũi, trong khi đó véo lỗ mũi và ngậm miệng lại.
- Tránh để các dị vật vào tai: bạn tuyệt đối không nên cố gắng lấy ráy tai bằng các vật dụng như tăm bông, hoặc kẹp tăm. Những vật dụng này có thể dễ dàng làm rách hoặc thủng màng nhĩ của bạn.
+ Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn hoặc nổ lớn: tránh các hoạt động khiến tai bạn tiếp xúc với tiếng nổ. Nếu bất đắc dĩ do đặc thù công việc, bạn có thể bảo vệ đôi tai khỏi những tổn thương không đáng có bằng cách đeo nút tai hoặc bịt tai lại.