Bạn cần phải xác định rõ động cơ muốn quay lại với người cũ là gì, người yêu cũ thật sự quan trọng với bạn, bạn không thể sống thiếu họ hay chỉ vì bạn sợ cô đơn, muốn tìm lại cảm giác xưa.
Theo Justin Lehmiller, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinsey hiện đang thực hiện một nghiên cứu về hành vi và thái độ tình dục trong đại dịch Covid-19 cho biết, cứ 5 người lại có 1 người liên lạc với >người yêu cũ trong thời gian cách ly.
Một số người đơn giản chỉ muốn kiểm tra xem người yêu cũ có an toàn hay không, trong khi những người khác cảm thấy cô đơn và muốn quay lại. Những cảm giác này hoàn toàn bình thường vì mọi người khao khát sự thoải mái, quen thuộc trong thời gian khó khăn.
Theo nhà nghiên cứu, trước khi có ý định quay lại với người yêu cũ, hãy tự vấn hỏi bản thân 2 câu hỏi này.
Điều gì khiến mối quan hệ ấy từng thất bại?
Theo chuyên gia tâm lý, tất cả phụ thuộc vào việc bạn và người yêu cũ có giải quyết được các vấn đề dẫn đến việc chia tay lần trước hay không?
Nếu bạn không muốn lịch sử lặp lại, bạn và người yêu cũ cần có một cuộc thảo luận trung thực về những gì đã sai và cách mỗi bạn làm để cải thiện mối quan hệ.
Các cặp vợ chồng thường cãi vã có phong cách giao tiếp khác nhau và không chịu học cách nói chuyện với nhau một cách lành mạnh.
Chuyên gia phân tích: “Trong nhiều trường hợp, cả hai đều cố gắng giành chiến thắng và không ai lắng nghe người kia, hoặc cố gắng hiểu, hoặc đi đến một giải pháp nào đó, bởi vì cả hai đều chỉ tập trung vào chính mình.
Nếu hai người yêu nhau và cả hai cùng cam kết sẽ thay đổi, biết chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình, họ sẽ có cơ hội về bên nhau”.
Bạn đang sợ ở 1 mình hay thực sự không thể sống thiếu người cũ?
Chuyên gia cho rằng, đôi khi thật khó khăn trong việc hẹn hò, tìm hiểu người mới nên họ nghĩ rằng mình hợp với người yêu cũ hơn là thử điều gì đó mới. Bạn cần phải xác định rõ động cơ muốn quay lại với người cũ là gì, người yêu cũ thật sự quan trọng với bạn, bạn không thể sống thiếu họ hay chỉ vì bạn sợ cô đơn, muốn tìm lại cảm giác xưa.
Nếu không chắc chắn, hãy nói chuyện với bên thứ 3. "Đôi khi nói chuyện với bạn bè và gia đình có thể hữu ích. Họ có thể thấy những điều mà bạn có thể không thấy” – chuyên gia tâm lý nói.