Một người phụ nữ cao quý không phải ở vẻ bề ngoài, không phải có địa vị cao trong xã hội cũng không phải xuất thân từ gia đình quyền quý mà là sự cao quý từ trong tâm.
Một nữ nhân có thể không xinh đẹp, không sắc sảo, thậm chí còn thiếu một chút khí chất, nhưng tuyệt đối không thể không có giáo dưỡng. Giáo dưỡng là một loại phẩm chất có tính ẩn, kín.
Nó không trực tiếp thu hút mắt nhìn của người khác nhưng lại có sức tỏa sáng vô cùng mạnh mẽ. Trong cuộc sống này, không phải chỉ ở trong gia đình mà ở ngoài xã hội đều rất cần những người phụ nữ có giáo dưỡng.
Người phụ nữ có giáo dưỡng là người như thế nào?
Thời xưa, “khiêm khiêm quân tử” là cách ta hình dung về một người đàn ông có giáo dưỡng, còn “ôn nhuận như ngọc” là cách ta hình dung về một người phụ nữ có giáo dưỡng.
Quan điểm cổ nhân xưa cho rằng, nữ nhân chân chính có giáo dưỡng phải có một phần nhu tình chính là thùy mị, dịu dàng, tình cảm, hai phần tao nhã, ba phần nhu hòa và bốn phần trí tuệ.
“Nhu tình” của người phụ nữ đến từ yêu thương, sự thiện giải ý nguyện của người khác, cảm thụ được tâm ý. Người phụ nữ “nhu tình” như nước vậy, có thể làm ẩm ướt cho cây cối sinh sôi tươi tốt mà lại không đòi hỏi sự báo đáp.
Sự tao nhã của người phụ nữ đến từ sự bao dung, tự tin, sự thống nhất hài hòa giữa vẻ đẹp nội tâm bên trong và dung mạo bên ngoài. Lòng bao dung của người phụ nữ giống như đại địa rộng lớn, có thể nâng đỡ hết thảy vạn vật. Phụ nữ tao nhã biết quý trọng thời gian, họ thuận theo tự nhiên, bình ổn trong tâm thái, ít vọng tưởng mơ mộng.
Cuộc sống của người phụ nữ có giáo dưỡng luôn bình ổn, dồi dào sức sống. Nhìn họ lúc nào cũng có phong thái ung dung, tự tại giống như những bậc trí giả. Sự “nhu hòa, kín đáo” đến từ tâm vốn có của người phụ nữ.
“Trí tuệ” của người phụ nữ đến từ đâu, đó là kết quả của học tập, thể ngộ của bản thân, tu dưỡng không ngừng theo năm tháng, không mệt mỏi mà có được. Người có sắc thân không thanh tịnh thì rất khó để khai phát ra trí tuệ.
“Trí tuệ” ở đây không đơn giản chỉ là những tri thức trong sách vở mà còn là sự vận dụng tinh hoa, đạo đức truyền thống trong cách đối nhân xử thế trong >đời sống.Người phụ nữ có giáo dưỡng đối xử tốt với thất thảy mọi người trong đó có cả bản thân mình, chân thành lắng nghe và thực tâm cảm thụ người khác.
Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình. Người có giáo dưỡng sẽ “kỷ sở bất dục, vật thi tha nhân” (tức là điều mà mình không muốn thì cũng không bao giờ làm cho người khác).
Một người phụ nữ muốn trở thành người có giáo dưỡng thì cần phải dụng tâm hiểu và thực hành theo những chuẩn mực đạo đức, những lời dạy của cổ nhân. Đó là cả một quá trình tu dưỡng lâu dài chứ không tự nhiên sinh ra.
Phụ nữ luôn có nội tâm phong phú, người phụ nữ có trí tuệ luôn cao quý và tỏa ra một loại mị lực vô hình. Một người phụ nữ luôn biết trau dồi tri thức, đúc rút kinh nghiệm từ cuộc sống cũng như sách vở và tinh hoa kim cổ, mở mang tri thức sẽ hiểu được ý nghĩa của nhân sinh.
Rất nhiều phụ nữ nhìn qua muôn phần xinh đẹp nhưng hành vi, lời nói của họ lại có phần thô lỗ nói những lời không hay. Những người như vậy chỉ có thể nhìn từ xa mà không dám tới gần. Thậm chí lâu dần còn khiến người khác sinh ra tâm chán ghét.
Ngược lại, một người phụ nữ dù có dung mạo rất đỗi bình thường nhưng lời nói, cử chỉ chứa đựng sự tu dưỡng giản dị và môcj mạc thường thường chiếm được cảm tình từ người khác, đặc biệt là của nam nhân.
Người phụ nữ có giáo dưỡng giống như hoa lan mọc trong núi sâu, bốn mùa đều tỏa ra hương thơm ngát. Phụ nữ có giáo dưỡng giống như tiếng nước suối chảy róc rách bên tai, làm cho mọi người ngấm dần được sức hút của họ.
Thời gian có thể xóa đi hồng nhan của người phụ nữ nhưng lại càng làm cho sự giáo dưỡng của người phụ nữ tăng thêm sức hút. Và người phụ nữ có giáo dưỡng, càng nhìn càng xinh đẹp