Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy hôn nhân không hạnh phúc và cho rằng do mình bất hạnh. Nhưng thực tế, chính những thói quen xấu từ thời chưa về nhà chồng mới lại là nguyên nhân sâu xa mà bạn cần "cắt từ gốc".
1. Nghĩ vấn đề một cách chủ quan, phiến diện, không suy nghĩ đại cục
Rất nhiều chị em sau khi kết hôn gặp khó khăn trong việc thích ứng cuộc sống gia đình mới. Bởi vì trước đây đa phần mọi người sống theo cách muốn gì làm nấy, tự quyết tự làm, nên cách nghĩ thường phiến diện.
Sau khi kết hôn, nếu phụ nữ không thay đổi thói quen xấu này, chồng hoặc bố mẹ chồng sẽ cảm thấy bạn không biết cách sống vì mọi người, chỉ quan tâm tới cảm xúc cá nhân.
Chuyện gì cũng chỉ nghĩ tới cảm xúc của mình trước, dẫn tới có thể vì chuyện nhỏ nhặt mà làm tổn thương mọi người trong gia đình.
2. Quá đề cao công lao của mình
Rất nhiều phụ nữ vì muốn khẳng định vị trí của mình trong gia đình, đã thường xuyên kể lể những điều mình đã làm, đã cống hiến cho gia đình.
Điều này có thể làm tổn thương cảm xúc của người chồng. Đồng thời bố mẹ chồng cũng sẽ thấy bạn quá kiêu ngạo, tự đại, trong mắt không coi ai ra gì.
Họ sẽ hiểu rằng, thái độ của bạn muốn nói rằng: trong gia đình này không có bạn thì không xong. Hình ảnh của bạn sẽ là người coi trọng quyền thế, chồng cũng sẽ cảm thấy xa cách và trong lòng sản sinh sự tự ti nhất định.
Gia đình là do các thành viên cùng nỗ lực, phấn đấu với nhau, không thể chỉ dựa vào riêng một ai. Vì vậy, cần tỏ thái độ trân trọng với sự cống hiến của bất cứ ai, động viên họ. Thái độ khoe công lao chỉ càng khiến bạn bị xa rời mọi người.
3. Tính cách công chúa, dễ bị kích động, nổi nóng
Con gái trước khi kết hôn thường được bố mẹ hết lòng nâng niu, chiều chuộng, ít khi bị tổn thương. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cô gái khi kết hôn tỏ ra vô cùng nhạy cảm, chỉ gặp chuyện hơi bất bình sẽ lập tức nóng giận, khóc lóc hoặc tỏ thái độ quá đà.
Thói quen ấy dễ dẫn đến tình huống khó xử, có khi làm mất mặt người khác, chỉ càng làm tăng mâu thuẫn trong gia đình. Điều này khiến người chồng đôi khi phải ở giữa cũng rất khó xử.
Vì vậy một người phụ nữ thông minh cần học cách kiểm soát cảm xúc. Sau cùng, một người phụ nữ có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc mới có thể làm chủ cuộc hôn nhân của mình.
4. Chèn ép những thành viên khác trong gia đình
Một số phụ nữ mạnh mẽ đôi khi quá tự tin và thích uy quyền, dùng áp lực của mình để áp đặt, chèn ép các thành viên khác.
Họ bất cứ việc gì cũng phải tranh giành phần hơn, không chịu thua và không chịu nghĩ cho ai. Hoặc việc gì cũng phải theo ý mình mới là đúng.
Những người phụ nữ như vậy đàn ông có thể nhường nhịn 1 thời gian nhưng không thể chịu đựng cả đời.
Người phụ nữ quá chèn ép, bon chen sẽ dần đánh mất người đàn ông của mình, khiến gia đình dần mất đi bầu không khí ấm áp.
5. Thích buôn chuyện, đôi khi "thêm mắm dặm muối"
Thích tám chuyện có lẽ là sở thích trời sinh của đa phần chị em phụ nữ. Tuy nhiên tiếp tục để thói quen này phát triển quá đà có thể thành mối nguy hại.
Việc nói chuyện trong nhà ngoài ngõ với hết người này người kia khiến bạn mất đi sự tin tưởng. Chưa kể nhiều trường hợp còn “thêm mắm dạm muối”.
Hãy thử hình dung câu chuyện đến được tai bạn, thì cũng có thể quay lại được tai người trong chuyện, họ sẽ nghĩ về bạn thế nào?
Nhất là những trường hợp mang chuyện trong nhà ra ngoài kể, bố mẹ chồng, cho tới chồng bạn sẽ nghĩ gì. Điều này sẽ tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm, gây ra những hiểu lầm không đáng có trong gia đình.
6. Bỏ ngoài tai những lời khuyên của mọi người trong nhà
Phụ nữ phải đóng rất nhiều vai trò trong gia đình: làm mẹ, làm vợ, làm con dâu… khiến bạn đôi khi khó xử.
Trong những tình huống như vậy, việc quan tâm và lắng nghe những lời khuyên , gợi ý từ mọi người trong nhà rất quan trọng.
Bạn có thể hòa hợp được mọi việc, cũng như có được cảm tình của mọi người, xử lý mọi chuyện sao cho thấu tình đạt lý, khiến các thành viên khác hài lòng.
Ngược lại nếu luôn “giả điếc” trước mọi ý kiến, bạn sẽ bị đánh giá là coi thường, hoặc không nghe lời ai, gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.
7. Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
Có trường hợp nhiều phụ nữ với người bên ngoài thì hết sức lịch sự, nhiệt tình, việc gì cũng hết lòng giúp đỡ. Ngược lại, về nhà chị em lại như một con người khác.
Họ thường đóng vai người phụ nữ đạo đức, người mẹ tốt với người ngoài, tuy nhiên ở trong nhà, trước mặt chồng hoặc bố mẹ chồng lại khác, đụng một chút là cáu giận, nói một chút là dài mặt ra.
Hãy thử tưởng tượng, người phụ nữ có thói quen như vậy, liệu hôn nhân có hạnh phúc?
8. Quan tâm quá đà tới việc người khác
Có những người phụ nữ thấy việc gì của người khác cũng muốn xắn tay áo vào tham gia.
Việc của người khác dù thế nào cũng là việc của người khác, làm vậy đôi khi cho thấy sự thiếu tôn trọng, không tôn trọng vấn đề cá nhân, hay nhiều người gọi là “chĩa mũi” vào việc người khác.
Những người này, nhiều khi người ta đã “đóng cửa” giải quyết với nhau, mình bên ngoài vẫn muốn can dự. Ngược lại, khi bị ai đó đụng tới việc của mình mới “nhảy dựng lên”.
9. Quá bận tâm những người khác trong gia đình nghĩ gì về mình
Nhiều cô dâu mới về nhà chồng, đều mất một thời gian đầu chưa biết phải làm sao để phù hợp, thích ứng gia đình chồng.
Họ chưa biết phải làm thế nào mới được gọi là một người vợ tốt, con dâu tốt, thường nhìn sắc mặt người khác mà làm, lúc nào cũng sợ làm sai. Làm việc gì cũng phải rón rén.
Những người phụ nữ như vậy thường do quá bận tâm mình như thế nào trong mắt người khác, sợ cảm giác làm người khác không hài lòng về mình, dẫn đến nhiều khi không được là chính con người mình.
Chị em phụ nữ nói chung cần phải tự tin, hãy sống là chính mình, dù vẫn luôn học hỏi để tiến bộ, nhưng không có nghĩa vì sợ người khác không hài lòng mà biến thành người khác.