Phật dạy rằng phụ nữ muốn không khổ hãy thay đổi chính mình và làm những việc thiện này.
1. Yêu quý hết thảy muôn loài. Hận thù không thể hóa giải bởi hận thù mà bằng tình yêu; đây là chân lý muôn đời.
2. Con không là những gì con nói mà là những gì con làm. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta biết nói hay; nhưng nếu anh ta có bình an, tình yêu thương, và sự dũng cảm thì anh ta mới thật sự được gọi là khôn ngoan.
3. Với người, đừng cầu mong tất cả sẽ đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.
4. Sống nhân ái. Cái thiện và cái ác luôn tồn tại song song trong cuộc sống, ở mỗi con người chúng ta. Ranh giới giữa cái tốt và xấu cũng mong manh khôn lường, kèm theo đó là luật nhân quả, nghiệp báo. Nhân duyên là do ý trời, mọi việc diễn ra theo cơ duyên nhưng tất cả được quyết định từ ý chí và tâm hồn của mỗi người.
Hôm nay bạn gieo nhân thiện, ngày mai ắt được quả lành. Đời có vay có trả, có được có mất, có >hạnh phúc có đau thương nhưng để làm chi khi nhắm mắt xuôi tay, lìa xa cõi đời rồi thì tất cả chỉ là cát bụi hư vô.
5. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
6. Bí quyết để có >sức khỏe tốt chính là an trú trong hiện tại. Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một cách khôn ngoan và nghiêm túc.
7. Hòa nhã với tất cả. Hãy kiên trì nhường nhịn người trẻ, từ ái với người già, khuyến khích những ai đang cố gắng, khoan dung độ lượng với những kẻ làm sai và nhu nhược. Có khi trong đời, con sẽ lâm vào những hoàn cảnh ấy.
8. Thay đổi bản thân, thay đổi thế giới. Muốn thay đổi vạn vật trong thế giới, hãy bắt đầu từ chính bản thân mình. Đừng tưởng cá nhân bé nhỏ không ảnh hưởng tới tập thể to lớn, nhất cử nhất động của mỗi người đều có sự tác động tốt xấu, tiêu cực, tích cực tới những người xung quanh.
9. Oan ức vẫn không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân quả chưa xa, vì làm như vậy là hèn nhát, mà oán thù lại càng thêm tăng.
10. Việc đã làm thì đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo.
11. Khi giao tiếp thì đừng cầu lợi cho mình, vì cầu lợi cho mình thì sẽ mất đạo nghĩa.
12. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì con đã nghe thấy. Đừng dễ dàng tin vào bất kì điều gì bởi vì nó đã được nhiều người truyền miệng. Đừng dễ dàng tin vào điều gì bởi vì nó được ghi chép trong những cuốn sách giáo điều. Đừng dễ dàng tin tưởng điều gì vì chúng là lời của những bậc tiền bối và của Thầy con.
Đừng dễ dàng tin vào truyền thống bởi vì nó đã được trao truyền trong rất nhiều thế hệ. Nhưng sau những gì quan sát và phân tích, khi con thấy chúng phù hợp với lí lẽ, đưa đến điều tốt lành, đem lợi ích cho chúng sinh, thì hãy chấp nhận và sống vì nó.
9 lời Phật dạy >phụ nữ cách sống bình an hạnh phúc
1. Khi chúng con rơi vào cảnh ngộ trái ngang, nên nhân nhượng cầu toàn hay hăng hái chống trả?
Phật dạy: Buông xuống.
2. Những thứ mất đi, có nhất thiết truy đòi không?
Phật dạy: Những thứ mất đi, kỳ thực chưa bao giờ thật sự thuộc về con, không cần thương tiếc, càng không cần truy đòi.
3. Lý giải “vĩnh viễn” như thế nào?
Phật dạy: Người người đều cảm thấy vĩnh viễn rất xa, thật ra nó có thể ngắn ngủi đến nỗi con không hề nhìn thấy.
4. Cuộc sống quá mệt mỏi, làm sao nhẹ nhõm?
Phật dạy: Cuộc sống mệt mỏi, một nửa là do sinh tồn, một nửa là do dục vọng và tị nạnh.
5. Chúng con nên làm thế nào nắm giữ hôm qua và hôm nay?
Phật dạy: Chớ để quá nhiều hôm qua chiếm cứ hôm nay của con.
6. Đối với bản thân, đối với người khác như thế nào?
Phật dạy: Đối với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài; đối với người bên cạnh tốt một chút, bởi kiếp sau chưa chắc có thể gặp gỡ.
7. Người giải thích “lễ phép” ra sao?
Phật dạy: Xin lỗi là chân thành, không sao là phong độ. Nếu con trao ra chân thành, nhưng không có được phong độ, thế thì chỉ có thể chứng tỏ sự vô tri và thô tục của đối phương.
8. Chúng con làm thế nào xác định mục tiêu của mình?
Phật dạy: Nếu con biết đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường cho con.
9. Làm sao cân bằng vui vẻ và bi thương?
Phật dạy: Mỗi người chỉ có một trái tim, nhưng có hai tâm nhĩ thất. Một tâm chứa đựng vui vẻ, một tâm chứa đựng bi thương, đừng cười quá to tiếng, nếu không sẽ đánh thức nỗi bi thương ở bên cạnh.