Khi muốn một món nào đó, ta phải nghĩ cách giành bằng được. Nhỏ thì xin mẹ cha, lớn thì tự kiếm tiền. Không xin được thì đau khổ, không kiếm đủ tiền thì đau lòng. Ấy chính là bi kịch.
Có 2 loại bi kịch đời người gặp phải đó là: Có mới nới cũ và Lòng tham vô đáy.
Khi muốn một món nào đó, ta phải nghĩ cách giành bằng được. Nhỏ thì xin mẹ cha, lớn thì tự kiếm tiền. Không xin được thì đau khổ, không kiếm đủ tiền thì đau lòng. Ấy chính là bi kịch. Nhưng khi có được rồi lại muốn những thứ khác giá trị hơn, mà không thể nào với được thì lại là đại bi kịch.
Đi học thì muốn được nghỉ, nghỉ rồi lại cảm thấy nhàm chán. Được cha mẹ nuôi ăn học thì muốn đi làm kiếm tiền, tốt nghiệp phải đi làm thì lại chỉ mong quay trở lại đi học. Con người không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có, đạt được thứ mong muốn rồi lại mong những thứ khác, có cái này lại đòi cái kia.
Nếu không đạt được thứ mình muốn thì trong lòng khổ sở, khó chịu, thậm chí làm đủ mọi việc để có được, kể cả việc xấu. Nhọc nhằn, vất vả muốn chiếm lấy thứ mong ước là một loại bi kịch. Lúc nào cũng mong ngóng về một thứ xa vời, không thể chạm tay tới là bi kịch.
Lòng tham tạo ra hai đại bi kịch của con người, có mới nới cũ, lòng tham vô đáy. Vì thế, muốn giải thoát khỏi bi kịch thì nghe lời Phật dạy sống thanh thản, từ bi và biết đủ. Hài lòng với >cuộc sống của mình. Cố gắng vì những điều tốt đẹp nhưng không tham lam, tận hưởng quá trình phấn đấu một cách hạnh phúc.
2 bi kịch này dẫn đến nhiều tật xấu mà rõ nhất đấy là sở thích chiếm hữu. Bất kỳ ai sinh ra cũng thích chiếm hữu, ngay cả một đứa trẻ cũng thể hiện điều này khi chúng không muốn san sẻ tình yêu thương của cha mẹ với anh chị em của chúng.
Khi lớn hơn một chút, chúng ta luôn muốn có những thứ tốt nhất, đẹp nhất và thứ mình thích nhất. Chúng ta thích chiếm hữu ngay cả thứ mà mình không thích nhưng một người nào đó lại khao khát có nó.
Không chỉ tài sản mà ngay trong cả tình yêu sự chiếm hữu này cũng hiện lên rõ nét. Không ai muốn chia sẻ người mình yêu với một ai đó. Đôi lúc dù không còn yêu nhưng bạn cũng không muốn người kia của mình đi yêu một người nào khác. Không đơn thuần chỉ là sự ích kỷ mà trong đó còn có cả sự đố kỵ và toan tính của con người.
Trả giá và đánh đổi là những gì mà bạn muốn người khác làm để có được thứ mà bạn đang có. Người có lòng tham không đáy thì mưu cầu bao nhiêu cũng không đủ. Chính vì thế nên tâm không tịnh, không bao giờ thỏa mãn. Người không biết bằng lòng thì muôn đời chịu khổ.
Làm gì để không lâm vào cảnh bi kịch?
Cuộc đời con người đôi khi cứ mải mê quay cuồng trong những cuộc tranh giành, đấu đá... mà không biết rằng họ đã và đang quên đi điều quan trọng nhất.
Kinh Phật đã nói rằng “có đức mặc sức mà ăn”. Các bậc thánh nhân xưa cũng đều nói rằng, “Đức” kết nối, phối hợp trời và đất nên sẽ được Trời bảo hộ, trợ giúp.
Một người chỉ có bồi dưỡng đầy đủ đạo đức tốt đẹp, nhân ái, thiện lương, mang trong mình lòng biết ơn thì người ấy mới tràn ngập dòng năng lượng thuần chính. Khi thân thể tràn ngập trường năng lượng thuần chính thì sẽ hấp thụ những thứ tốt đẹp, thuần chính.
Đức được người xưa xem là tiêu chuẩn phân biệt giữa con người với cầm thú. Chỉ khi phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà con người cần phải có thì mới xứng được gọi là người.