Càng ở bên nhau lâu, những cặp vợ chồng hạnh phúc càng có những điểm chung không ngờ này…
Theo một nghiên cứu vào năm 1987 của nhà tâm lý học Robert Zajonc, có một lý do đưa ra giải thích cho việc những cặp >vợ chồng hạnh phúc thường trở nên giống nhau. Đó là họ thường cử động các cơ để có những hoạt động giống nhau đến mức sẽ dần có vóc dáng giống nhau.
Những nhà tâm lý học cho biết những hoạt động này của cả hai không phải là ngẫu nhiên, mà là có sự kết hợp chung, giống nhau. Đây sẽ là những hoạt động như có cái nhìn, cơ thể, hay cách nói chuyện, bày tỏ mỗi ngày.
Nhà tâm lý học cũng cho rằng những cặp vợ chồng này ngoài có vốn từ riêng thì họ sẽ dần có sự giống nhau trong nhịp điệu, câu từ khi nói chuyện. Sự giống nhau này xuất phát từ một hiện tượng gọi là “lây truyền cảm xúc”.
Khi vợ chồng dành đủ thời gian cho nhau, dần dần cách nói chuyện của cả hai sẽ giống nhau. Họ có thể bắt chước cả nhịp điệu, cách nói, số lượng câu từ, hay cả thời gian dừng giữa câu từ của bạn đời. Đây cũng là một trong những yếu tố khẳng định vợ chồng có thể bên nhau lâu bền hơn nữa.
Sự gắn kết lâu năm giữa hai vợ chồng có thể làm ảnh hướng đến quan điểm, cả trạng thái cơ thể của cả hai. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện với những ai sống cạnh lâu nay đưa ra một kết quả rằng, các đôi vợ chồng này thường giống nhau về trạng thái cơ thể về chức năng thận, cholesterol và sức nắm.
Dù vậy, thực tế thì không nhiều cặp vợ chồng có thể sống với nhau quá 50 năm. Nhưng với những ai gắn bó với nhau lâu năm, nếu một người có vấn đề >sức khỏe thì người kia cũng nên đi kiểm tra xem thế nào.
Vì trạng thái cơ thể giống nhau nên đối phương cũng có thể trở thành "thuốc bổ" cho người kia. Theo kết quả một cuộc khảo sát, với những cặp vợ chồng lâu năm, nếu một trong hai sống tích cực vui vẻ thì người kia cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Thường thì những cặp vợ chồng lâu năm sẽ có sự gắn kết chặt chẽ, từ ngữ hay hành động đều có thể thấu hiểu nhau. Họ còn có cả những ngôn ngữ riêng mà chỉ có hai người mới hiểu. Đó là lý do chỉ cần một câu nói hay biểu hiện cơ thể bình thường thì cũng đủ để đối phương hiểu người kia muốn gì.
Một nghiên cứu với những người yêu nhau của nhà tâm lý Carol Bruess, thuộc Đại học bang Ohio về mức độ các cặp đôi sử dụng vốn từ thường xuyên và độ hạnh phúc trong mối quan hệ. Kết quả cho biết những cặp vợ chồng có ngôn ngữ riêng thường dễ gắn bó bền chặt và hạnh phúc hơn.