Về cơ bản thì tình yêu chỉ là phản ứng hóa học của não bộ, cái quan trọng là bạn phải làm sao để kiểm soát được các hormone trong não bộ của mình.

12:29 29/10/2019

Một nghiên cứu gần đây dựa trên chủ đề “Tình yêu dưới góc độ khoa học” được thực hiện, tiết lộ rằng có 3 giai đoạn liên quan đến tình yêu - đó là khao khát, thu hút, và gắn kết. Mỗi giai đoạn sẽ tương ứng các loại khác nhau của phản ứng hóa học trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.

Giai đoạn 1: Khao khát, ham muốn

Đây là giai đoạn đầu tiên của tình yêu và được thúc đẩy bởi các hormone giới tính testosterone và estrogen - ở cả nam giới và phụ nữ. 

Giai đoạn 2: Thu hút 

Đây là thời gian tuyệt vời khi bạn đang trong giai đoạn đam mê và nghĩ đến mọi điều có thể làm bên cạnh nhau. Theo các nhà khoa học có ba dẫn truyền thần kinh chủ yếu tham gia vào giai đoạn này: adrenaline, dopamine và serotonin. 

Adrenaline

Giai đoạn đầu sẽ kích hoạt hoạt động căng thẳng của bạn (bồn chồn, lo âu, hồi hộp), tăng nồng độ adrenalin và cortisol ở trong máu. Điều này có tác dụng khiến bạn bị quyến rũ vào người yêu mới của bạn và bạn bắt đầu đổ mồ hôi, tim đập mạnh và miệng thì khô lại.

Dopamine 

Helen Fisher đã nghiên cứu ở bộ não của các cặp đôi 'Mới yêu' và phát hiện ra họ có nồng độ cao của dopamine dẫn truyền thần kinh. Chất hóa học 'Ham muốn và phần thưởng' này được kích thích bằng cách tạo ra một cảm xúc mãnh liệt của niềm vui thích thú. Điều này giải thích lí do cho câu nói lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu. Nó có tác dụng tương tự trên não bộ như dùng cocaine vậy

Fisher cho thấy các cặp đôi này thường hiển thị các dấu hiệu của tăng dopamine: tăng năng lượng, ít nhu cầu ngủ hoặc thức ăn, tập trung sự chú ý và thích thú trong những chi tiết nhỏ nhất ở mối quan hệ này. 

Serotonin

Và cuối cùng là serotonin. Một trong những hóa chất quan trọng nhất của tình yêu có thể giải thích lý do tại sao khi bạn phải lòng ai đó, bạn suốt ngày chỉ nghĩ đến người đó trong đầu 

Giai đoạn 3: Gắn kết 

Giai đoạn gắn kết là sợi dây giúp  các cặp đôi bên nhau lâu dài và >nuôi dạy con cái. Các nhà khoa học thấy rằng có hai hormone quan trọng liên quan đến cảm giác này của giai đoạn gắn kết là oxytocin và vasopressin. 

Oxytocin – Hormone âu yếm

Oxytocin được sản xuất ra khi cả hai giới đạt mức độ cực khoái .

Nó giúp gắn kết và làm cho các cặp đôi cảm thấy gần gũi với nhau hơn sau khi quan hệ tình dục. Theo lý thuyết các cặp đôi có >đời sống tình dục mãnh liệt sẽ trở nên gắn bó với nhau sâu sắc hơn.

Oxytocin cũng được tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa mẹ và em bé .Và được giải phóng trong quá trình sinh nở. Nó cũng chịu trách nhiệm trong việc tiết ra sữa khi bú sữa mẹ hoặc lắng nghe đứa con của mình

Ngược lại, tiêm oxytocin vào chuột cái mà chưa bao giờ quan hệ tình dục, khiến cho nó ve vãn các con chuột cái nhỏ tuổi hơn, quấn quýt vào chuột con và bảo vệ chúng như thể chúng là của riêng mình. 

Vasopressin 

Vasopressin là một hormone quan trọng trong giai đoạn cam kết lâu dài và được phát hành sau khi quan hệ tình dục. 

Vasopressin (còn gọi là hormone chống lợi tiểu) làm việc với thận để kiểm soát cơn khát. Vai trò tiềm năng của nó trong mối quan hệ lâu dài được phát hiện khi các nhà khoa học quan sát chuột đồng cỏ.

Chuột đồng Pairie có hoạt động quan hệ tình dục nhiều hơn so với các mục đích sinh sản. Và nó cũng giống với con người trong việc giao kèo trong đời sống (sẽ có một số người chưa muốn kết hôn nhưng muốn quan hệ tình dục).

Khi nghiên cứu chuột đực Prairie đã đưa ra một loại thuốc ngăn chặn ảnh hưởng của vasopressin, đó là khi mối quan hệ sẽ xấu đi khi con đực không còn được tôn sùng, tôn kính và dẫn đến nó sẽ đi kiếm một con cái khác.

Ở nam giới, vasopressin sẽ tăng lên. Vasopressin được liên kết với hành vi lãnh thổ, và nó có thể giải thích lý do tại sao, trong mối quan hệ lành mạnh, người đàn ông cảm thấy chung thủy và bảo vệ các đối tác của họ. Trong khi trong các mối quan hệ không lành mạnh, họ chỉ đang sở hữu. Vasopressin cũng khuyến khích sự chung thủy. 

Vậy, làm thế nào để rơi vào tình yêu?

Có thể bạn đã trải qua đổ vỡ hoặc chưa từng muốn yêu đương. Bạn mặc định rằng bản thân không muốn hoặc không thể yêu ai được nữa.

Nhìn nhận tình yêu dưới góc độ khoa học sẽ khiến bạn thay đổi những định kiến này.

Hãy thử tìm một người lạ hoàn toàn. 

Tiết lộ cho từng chi tiết riêng tư và khác biệt về cuộc sống của bạn trong nửa giờ. 

Sau đó, nhìn chằm chằm sâu vào mắt nhau mà không nói trong 4 phút. Bạn sẽ bất ngờ về phản ứng hóa học này đấy!

Câu chuyện tình yêu và tình dục dưới góc độ khoa học

Testosteron là hormone nam giới chịu trách nhiệm điều khiển nhu cầu sinh dục và nó cao hơn phụ nữ gấp 20 lần, nó làm cho đàn ông râu tóc nhiều hơn, cao lớn hơn, mạnh mẽ hơn, hung bạo hơn và có niềm đam mê mãnh liệt trong tình dục, nhưng lượng oxytocin trong họ lại thấp hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, lượng oxytocin này trong cơ thể nam giới lại dễ tan nhanh hơn đó là lí do vì sao những cử chỉ, vuốt ve, âu yếm lúc gần gũi lại quan trọng với nữ nhưng lại ít thành vấn đề với nam giới. Thực tế, nếu đàn ông ôm và âu yếm bạn sau khi gần gũi thì đơn giản là họ biết bạn thích điều đó mà thôi, bản thân họ không có nhiều nhu cầu về vấn đề này.

Oxytocin trong phụ nữ cao hơn so với nam giới nên họ yêu sâu đậm hơn lúc tình yêu đang chóng lớn. Càng sản sinh nhiều oxytocin thì phụ nữ càng quan tâm, chăm sóc, gắn bó chặt chẽ hơn với đối tượng. Chỉ cần nghe tên, ngửi mùi, hay nghe nhạc họ cũng có thể nhớ đến đối tượng của mình. 

Các nghiên cứu của David Buss cho thấy trong giai đoạn yêu đương, lượng testosteron trong cơ thể nam giới bắt đầu giảm xuống dần, trong khi nồng độ oxytocin tăng lên trong quá trình gắn kết tình cảm. Điều đó khiến họ trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, dễ lắng nghe và dễ chịu hơn. Ngược lại, cũng trong giai đoạn này, lượng testosteon trong cơ thể phụ nữ tăng cao, họ cảm thấy phấn khích và tự tin hơn trong mối quan hệ này. Sự gia tăng testosteron khiến họ muốn được gần gũi nhiều hơn va chạm cơ thể nhiều hơn bao gồm ôm, hôn.... Và giai đoạn này chỉ trong một thời gian ngắn thường vỏn vẹn 3-9 tháng lượng hormone hai giới này sẽ trở về mặc định, và nó sẽ giải thích cho 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Phụ nữ không ham muốn như trước nữa và nghĩ người yêu mình là kẻ nghiện tình dục. Còn nam giới thì nghĩ cô ấy đã thay đổi. Đàn ông có nỗi sợ thầm kín rằng thì sợ phụ nữ thay đổi

Trường hợp 2: Đàn ông trở nên lạnh nhạt và muốn một khoảng không gian riêng tư (đi chơi bạn bè, thể thao, game, du lịch.....) để ổn định lại lượng hormone mặc định trong cơ thể. Trong lúc này, phụ nữ lo sợ anh ta bỏ rơi mình hoặc nghĩ có đối tượng khác cố gắng tìm cách gần gũi trở lại. Lúc này lượng oxytocin phụ nữ đang giảm xuống. Đó cũng là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn xung đột giữa hai giới và thường các cặp đôi chia tay trong giai đoạn này.

Theo Bùi Thảo/Trí Thức Trẻ