3 việc này, nếu không tránh được hoặc không kiểm soát tốt thì cố đến đâu, gia đình cũng khó có được sự an yên, hưng thịnh.
"Con cái hiếu thuận, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, gia đình ấm êm" là mục tiêu mà rất nhiều người muốn hướng đến. Nhưng trong cuộc sống ngày nay, đang có không ít người luôn miệng than vãn về các vấn đề xoay quanh việc con cái bất hiếu, vợ chồng lục đục, gia đình bất hòa.
Nguyên nhân của những vấn đề này thường xuất phát từ 3 sai lầm chính dưới đây:
1. Không nắm giữ tốt tiền bạc trong tay
Con người chúng ta khi còn trẻ đều tràn đầy nhiệt huyết, xông pha nam bắc để lập nghiệp chỉ là chuyện cỏn con. Mục tiêu kiếm tiền chủ yếu là để dưỡng già, để sau này được thoải mái sống cuộc đời mình muốn mà không cần để ý đến sắc mặt người khác.
Chỉ có điều, cùng với sự suy giảm về >sức khỏe và tinh thần, khi đến độ tuổi nghỉ hưu, nguồn thu nhập của chúng ta cũng theo đó mà giảm dần. Thế nhưng rất nhiều người đến tuổi này vẫn còn phải bận lòng vì con cái.
Là cha mẹ, thì việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái là chuyện cần phải làm.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là, có nhiều người đang làm việc này quá tay, đem toàn bộ số tiền tích cóp cả đời để dưỡng già cho con cái mà chẳng đoái hoài đến việc giữ lại cho mình một đường lui.
Có người sẽ nghĩ, tiền bạc nhà cửa của mình sau này đằng nào chẳng để lại cho con cháu, cho sớm hay muộn chẳng phải cũng như nhau hay sao?
Nhưng thực tế không phải như vậy. Bản thân mỗi người sau tuổi nghỉ hưu dù sao cũng vẫn cần phải dưỡng già, khi ấy chỗ dựa vững chắc của mỗi người có thể là con cái, có thể là gia đình, nhưng chủ yếu vẫn là từ số tiền tích cóp từ trước.
Đó là chưa nói đến hiện thực xã hội ngày nay, con cái chưa chắc đã sẵn lòng tận tâm chăm sóc bố mẹ khi họ già, cho nên mỗi người vẫn nên giữ lại chút tiền tích cóp, dự phòng cho những nhu cầu cấp thiết trong chi tiêu thường ngày.
Đã có hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đó là sau khi con cái thành gia lập nghiệp, rất nhiều thế hệ lớn tuổi đều giao hết tiền bạc cho con cái quản lý. Nhưng giao cho con cái quản lý rồi, chúng bỗng đổi thay.
Không chỉ vậy, ngay cả chi phí sinh hoạt hàng tháng cũng dần eo hẹp lại, vì thế những tranh chấp về tài sản cũng theo đó mà hình thành.
Một khi hai bên đã nảy sinh xung đột, người làm cha mẹ sẽ cho là con cái bất hiếu, còn con cái cũng cho là bố mẹ không chịu thấu hiểu cho nỗi khó khăn của họ, từ đó các gia đình vốn hòa hợp cũng dần bắt đầu dạn nứt, chia năm xẻ bảy.
2. Sống dựa dẫm, phụ thuộc vào con cái
Rất nhiều người nghĩ rằng, mình vất vả nuôi dưỡng con cái bao nhiêu năm trời, đến lúc già con cái sẽ có nghĩa vụ báo đáp lại mình.
Nhưng thế hệ con cái ngày nay cũng có rất nhiều gánh nặng phải lo toan, nào là phải trả tiền nhà, tiền xe, nào là phải chăm sóc vợ con, rồi còn có chi tiêu hàng ngày...
Những người con ấy, không phải họ không muốn báo đáp cha mẹ mình mà nhiều khi, dòng đời khiến họ lực bất tòng tâm.
Thực ra, đối với phần lớn người Á Đông xưa nay đều duy trì quan niệm "nuôi con dưỡng già". Nhưng trong thế giới rộng lớn này, có vẻ xã hội chúng ta ngày càng giống với xã hội Âu Mỹ hơn.
Sau khi con cái trưởng thành, nên để chúng học cách độc lập tự chủ, để bản thân không cần phải bận lòng vì con cái thêm nữa, để mình có thời gian chuẩn bị thật tốt cho cuộc sống của bản thân sau này.
Bằng không nếu vẫn cứ than trách con cái, tạo áp lực cho chúng thì rất dễ dẫn đến những xung đột trong gia đình.
Con người đến tuổi xế chiều mà không cần dựa dẫm vào con cái cũng chẳng phải chuyện gì xấu, cứ cho phép bản thân tự do làm những chuyện bản thân muốn, hà tất chuyện gì cũng phải dựa dẫm người khác, phải nhìn sắc mặt của người khác mà sống?
3. Không biết "bảo dưỡng" thân thể
Có câu tục ngữ rất ý nghĩa thế này: "Cửu bệnh vô hiếu tử, cửu cùng vô hiền thê"
Nếu không biết chăm sóc cho cơ thể khỏe mạnh thì sau này, một khi xảy ra chuyện bất trắc, bạn sẽ phải đối mặt với vô số khoản chi tiêu ngoài dự tính.
Những khoản chi phí ngất ngưởng ấy tích tụ lại lâu dần có thể làm sụp đổ một gia đình. Vì thế với mỗi người, sức khỏe mới là tài sản đáng quý nhất. Chỉ cần cơ thể khỏe mạnh, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí chữa bệnh kha khá rồi.
Người chữa bệnh dai dẳng không chỉ làm đau chính mình mà còn làm liên lụy đến cả gia đình.
Trong hoàn cảnh này, rất nhiều mối quan hệ cha mẹ-con cái đều trở nên dạn nứt, vợ chồng sẽ vì đồng tiền, sự mệt mỏi mà nảy sinh mâu thuẫn.
Xét ở góc độ khác, nếu có được cơ thể khỏe mạnh, chúng ta sẽ giảm bớt phần nào gánh nặng cho con cái, tích được nhiều phúc cho đời sau.
Vì thế khi cần rèn luyện thì hãy rèn luyện, cần dưỡng sinh hãy dưỡng sinh, phải đối tốt với cơ thể mình một chút mới là chuyện nên làm.
Con người khi đến độ tuổi xế chiều, đều đã phải trải qua hơn nửa đời người phấn đấu không mệt mỏi, cuộc sống thật không dễ dàng. Vì thế, chỉ cần có thể bình an khỏe mạnh, vui vẻ sống qua ngày, vậy đã là có phúc!