Nói chuyện không chỉ giúp bạn giao lưu, kết nối với mọi người mà còn cho phép bạn thể hiện bản thân. Thậm chí các nhà nghiên cứu tin rằng, nó còn giúp tiên đoán tuổi thọ của một người.
Theo quan niệm khoa học phổ biến lâu nay, tuổi thọ của chúng ta phụ thuộc vào gene. Một số chuyên gia còn nghiên cứu về "gene sống lâu" (longevity gene), một gene chịu trách nhiệm sửa lỗi ADN hiệu quả hơn.
Nghiên cứu gần đây cho rằng, tuổi thọ của con người không chỉ phụ thuộc vào gene mà còn có những yếu tố khác, trong đó có mức độ nói chuyện nhiều hay ít của chúng ta.
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Y Albert Einstein và Đại học Yeshiva tại Mỹ đã nghiên cứu số lượng tự chúng ta nói và tác động của chúng đến tuổi thọ.
Họ phát hiện những người cởi mở, thích nói chuyện, tỏ ra dễ chịu, tích cực, hành động và suy nghĩ lạc quan sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn, nhờ đó giúp tăng tuổi thọ.
Một khảo sát được chỉ đạo bởi Tiến sĩ Nir Barzilai, Giám đốc Viện nghiên cứu lão khoa tại Đại học Y Albert Einstein, trêm 250 người già từ 95 đến 100 tuổi, tập trung vào mối quan hệ giữa tính cách và gene của họ.
Phân tích tính cách cho thấy kết quả bất ngờ: Những người cho rằng mình sống tích cực hơn cũng thích nói chuyện nhiều.
Ngoài ra, chuyên gia tâm thần học người Tây Ban Nha, Luis Rojas Marcos, cũng lý giải trong cuốn sách We Are What We Speak (Tạm dịch: Chúng Ta Là Những Gì Chúng Ta Nói), rằng những người nói hơn 15.000 từ mỗi ngày sẽ >sống thọ hơn những người ít nói.
Theo bác sĩ Marcos, người "nói nhiều" sống với cảm giác mãn nguyện, hạnh phúc hơn và sống lâu hơn.
Điều thú vị là những phát hiện của ông cũng ủng hộ các nghiên cứu lý giải vì sao phụ nữ sống thọ hơn đàn ông.
Theo thống kê, phụ nữ thường nói nhiều hơn nam giới do lượng protein FOXP2 (còn được gọi là protein ngôn ngữ) cao hơn.
Các nhà khoa học tin rằng chính lượng FOXP2 cao khiến phụ nữ nói trung bình 20.000 từ/ngày, trong khi nam giới chỉ trong khoảng 7.000 từ/ngày. Cách biệt 13.000 từ là con số đáng chú ý.