Tôi từng nghe người già nói: "Ngày nay có gì hỏng, mọi người đều bỏ đi, ngày xưa có gì hỏng, chúng tôi giữ lại và tìm cách sửa". Câu nói này còn đúng với chính con người, với cách chúng ta đối xử với hôn nhân của mình.
Ngược lại người chồng cũng vậy. Khi đã quen với việc về nhà cơm nước đã sắp sẵn trên bàn, những đứa trẻ sạch sẽ ngoan ngoãn, bạn cho rằng việc vợ chăm sóc gia đình thật đơn giản.
Bạn khó có thể biết được ngay trước đó cô ấy đã vất vả thế nào khi vừa trông con khóc, không để con nghịch và một tay vẫn phải lo cơm nước. Bạn không thể biết được cô ấy có khi vừa phải một tay bế con, một tay nấu rau, ngay cả lúc ăn, hay khi đi vệ sinh vẫn ôm con vào trong lòng.
Đấy là còn chưa kể có những người vợ cũng làm 8 tiếng ở cơ quan giống bạn, bất kể đêm hôm trước cô ấy vừa phải mất ngủ để trông con ốm.
Vì vậy thay vì chê trách khi nồi cơm quá lửa, con quấy khóc, hãy hiểu cô ấy đã vất vả thế nào. Và ít nhất hãy dành những lời trân trọng, động viên cô ấy nếu bạn chưa thể làm cùng mọi việc.
2. Đừng vội từ bỏ khi mọi chuyện còn có thể sửa chữa
"Cãi nhau không được rời ra, mắng mỏ không tách rời, đánh không đi, đó mới là tình yêu chân chính."
Tôi từng nghe người già nói một câu này: "Ngày nay có gì hỏng, mọi người đều bỏ đi, ngày xưa có gì hỏng, chúng tôi giữ lại và tìm cách sửa". Có lẽ câu nói này không chỉ đúng với chuyện đồ đạc, mà với chính con người, với chính cách chúng ta đối xử với hôn nhân của mình.
Vì sao trước đây, rất ít người ly hôn, còn giờ chỉ cần cãi nhau một chút, vợ chồng đã đưa nhau ra tòa. Vì giờ đây chỉ cần thấy một chút không hợp ý, chúng ta thay vì ngồi xuống tìm hiểu nguyên nhân, đã muốn từ bỏ. Vì chúng ta không biết trân quý tình cảm ấy.
Hôn nhân cũng như một món đồ, nếu chúng ta biết quý trọng, nâng niu nó, sẽ ít khả năng món đồ ấy bị hỏng hóc. Khi bị hỏng cũng vậy, nếu vẫn biết quý trọng nó, hãy tìm cách sửa chữa trước. Đôi khi nó có thể hỏng chỉ vì một vài nguyên nhân đơn giản, mà do không quý trọng ta đã vội vàng bỏ qua. Hãy tìm cách sửa chữa, không thể cứu chữa được nữa hãy từ bỏ.
Không phải cứ mệt mỏi là chia tay, không phải không tiếc nữa là rời bỏ. Mà phải là ngay cả khi mệt mỏi rồi vẫn muốn bên nhau, ngay cả khi không phù hợp cũng cố gắng giành lấy, mệt là vì quá để tâm, không thích hợp là vì yêu chưa đủ, nếu là tình yêu đích thực người ta sẽ không mượn cớ như vậy.
Hai người ở bên nhau lâu, không tránh được cãi nhau. Phụ nữ khi cáu giận có thể nói những lời lẽ sắc nhọn như dao găm. Người đàn ông vẫn ở lại tranh cãi với bạn và không bỏ đi mới là người đàn ông đích thực yêu bạn!
3. Vậy mối quan hệ vợ chồng tốt nhất là thế nào?
Vợ hiểu được chồng bên ngoài làm việc, kiếm tiền vất vả thế nào, chồng thấu hiểu vợ ở nhà >chăm sóc con cũng không dễ dàng gì.
Vợ chồng không phải là đối thủ, kẻ thù của nhau mà chỉ nghĩ cách chinh phục, áp chế và mong mình “trên cơ” đối phương.
Đừng mù quáng lo tranh cãi ai đúng ai sai. Trong tình yêu không có chuyện ai đúng ai sai, không có ai cao hơn, đẳng cấp trên người kia.
Hai người đều bình đẳng, bạn là người thế nào tự khắc sẽ tìm một nửa của bạn như vậy. Mối quan hệ vợ chồng rõ ràng nhất là không so bì, tính toán, trong cuộc sống không so đo với nhau mới có thể tôn trọng, thương yêu nhau.
Mối quan hệ vợ chồng không sợ việc tranh cãi với nhau, sợ nhất là không hiểu đối phương, và không hiểu làm sao để có thể trò chuyện, để thấu hiểu nhau.
Mối quan hệ hôn nhân tốt nhất là phải hiểu lẫn nhau, cùng khích lệ động viên, hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy bão tố, thăng trầm nào cũng mới có thể vượt qua.
Phụ nữ hiểu thế nào cũng không từ bỏ người đàn ông của mình, đàn ông biết trân trọng ân nghĩa, đó mới là tình cảm một đời.
Chính vì vậy trong mối quan hệ vợ chồng, đáng ngưỡng mộ nhất hai mẫu người sau: một là người phụ nữ lúc trẻ sẵn sàng cùng người đàn ông của mình vượt qua gian khổ, hai là người đàn ông khi giàu sang vẫn một lòng cùng vợ của mình trải qua cuộc sống.
Ai cũng đã biết vợ chồng bên nhau kiếp này vốn là duyên phận từ kiếp trước, khó có thể thay đổi. Vì vậy bản thân hai vợ chồng thay vì gặp chút chuyện đã muốn buông xuôi, từ bỏ, thì hãy nghĩ cách làm thế nào để tốt hơn. Làm sao để đến khi đầu bạc răng long, thời khắc cuối cùng của cuộc đời này vẫn không hối hận mà nói rằng: “Cuộc đời này, may mà có anh/em!”