Nếu quá bận tâm về điều ai đó nói về mình sẽ chỉ khiến bạn mệt mỏi, chẳng thể làm được việc gì ra hồn.
Cuộc đời này chỉ cần sống tốt là đủ, đừng bận tâm những gì người khác nghĩ về bạn
Bạn bị người khác chê cười vì họ cho rằng bạn thấp kém, không cùng chung thế giới và đẳng cấp với họ. Nhưng họ đâu biết được rằng mỗi người đều có một cá tính riêng, chẳng ai giống ai, và nếu có giống thì sẽ bị đánh đồng mãi mãi.
Hãy nhớ, bạn là bạn và không ai có thể thay thế bạn, hãy tin rằng họ đang sống dập khuôn mất đi cái tôi cá nhân chứ không phải do bạn.
Có một điều mà ai cũng phải đồng tình rằng lời nói có tính sát thương cao hơn hành động. Nếu bạn nghe được một vài lời bâng quơ không vừa lòng, bạn sẽ càng bị tổn thương cao hơn là những gì bạn nhìn thấy. Không ai sống thay bạn ngay cả những người mà bạn tin tưởng, thương yêu nhất.
Chỉ có bạn mới có quyền chịu trách nhiệm với cuộc đời mình vì vậy đừng bao giờ đặt vận mệnh của mình vào người khác. Buồn đến mấy cũng có lúc sẽ hết, đứng lên và nhìn lại nỗi đau đó chúng ta mới có thể trưởng thành được.
Miệng là của người khác họ có quyền được nói, ngược lại tai là của mình, nghe cái gì là do mình chọn lọc. Thay vì nghe những lời chê bai đau lòng, hãy chọn lọc những điều tốt đẹp để mà lắng nghe và hành động.
Chúng ta sinh ra là để hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp này, không phải sinh ra do ý muốn của ai. Đừng để bản thân quá thiệt thòi vì suy nghĩ cho người khác quá nhiều. Có những việc mình càng giải thích thì nó càng sai, vậy chẳng có lý do gì mình phải nói ra nhiều làm chi cho mệt. Mình biết và tin tưởng và bản thân là đủ.
Đây là một trong những ký năng giao tiếp quan trọng của cuộc đời. Đôi khi có những tai họa do chính sự vội vàng và vô tâm trong câu nói mà khiến ta gặp họa. Trước khi nói hãy học cách suy nghĩ thật chín chắn và kỹ càng, đừng để “cái miệng làm hại cái thân”.
Sai lầm lớn nhất của con người là không bao giờ kiềm chế cảm xúc, họ sống quá bản năng, có những việc chỉ vì đôi chút bốc đồng mà làm hỏng đại sự. Chỉ cần con người có quan hệ với nhau thì dù thân thiết cũng sẽ có lúc cãi vã, đó là quy luật, vì vậy đừng để sự tức giận lấn át lý trí, chỉ khi có mâu thuẫn chúng ta mới có bài học và sự phát triển.
Đừng bao giờ cho phép bản thân sống vì miệng đời. Bởi có lẽ chẳng ai thật lòng từ đầu đến cuối, khi bạn có tất cả thì bạn là thần tượng của họ, họ cho bạn nghe những lời hay ý đẹp, khi bạn không còn gì thì bạn cũng chỉ là kẻ tầm thường trong câu chuyện của họ mà thôi.
Suy cho cùng, mọi đau khổ trong cuộc đời ở chốn hồng trần này đều do chúng ta gồng gánh trên lưng quá nhiều việc, ôm trong lòng quá nhiều khao khát mà mọi mê muội, thống khổ, tham lam, ích kỷ, đố kỵ…
Vậy nên chúng ta đừng quá cứng nhắc và quan tâm nhiều đến suy nghĩ, đánh giá của người khác giành cho mình, thay vào đó hãy cứ sống tốt, sống thiện, ắt hẳn sau này quả ngọt sẽ đến với bạn.
Ngọc không mài không sáng, người không tu tâm ắt sẽ mãi thấy phàm trần chỉ toàn là khổ đau
Một ngày kia, có người đàn ông ở chốn phàm trần ngẩng đầu lên trời hỏi Đức Phật: "Vì sao ngài không cho chúng con một trái tim trong sáng, để cho cõi hồng trần được an lạc?"
Nghe thấy câu hỏi ấy, Đức Phật đáp lời: "Ta đã cho rồi. Mỗi người ở vào thời điểm mới sinh ra, trái tim của họ đều giống nhau, chí thuần, chí mỹ, chí chân, chí thiện. Chỉ đến khi họ mở mắt ra, liền bị phù hoa trần thế mê hoặc, khiến cho trái tim bị nhuốm bụi trần".
Người phàm lại hỏi: "Vì sao ngài lại là Đức Phật?"
Đức Phật nhẹ nhàng: "Ta cũng là người. Chỉ có điều trái tim của ta khác với các con. Ta trao trái tim cho vạn vật chúng sinh, cho nên cuộc sống của ta được tự tại".
Người phàm vò đầu bứt tai:
"Vậy con là ai? Vì sao con lại sinh ra ở chốn hồng trần?"
Đức Phật trả lời:
"Con là đứa con của ta, chỉ vì ham chơi, tinh nghịch, u mê, hồ đồ nên rơi xuống cõi phàm".
Nghe vậy, người phàm không khỏi buồn rầu
"Cõi hồng trần này có tình yêu không? Vì sao con chỉ thấy đau khổ?"
Đức Phật từ tốn lý giải: "Có chứ! Bởi vì sợ các con chịu khổ, nên ta đã đem tình yêu ban phát khắp vạn vật chúng sinh.
Chỉ có điều chúng sinh lại đem nó xé lẻ, lấy làm của riêng, mà một khi đã có được tình yêu liền không chịu buông tay, suy tính thiệt hơn, cho nên đau khổ".
Người phàm trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: "Chúng con còn có thể về nhà hay không? Ngài tha lỗi cho chúng con rồi phải không?"
Đức Phật đáp: "Ta không cản được bước chân sa ngã của các con. Ta đã từng rất đau lòng, mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi ngày đều giang hai tay mình chờ đợi chúng sinh quay đầu.
Chỉ có điều, các con cõng trên lưng quá nhiều thứ. Ta chỉ nghe thấy tiếng thở nặng nề của các con, chứ không nghe được tiếng kêu gào đau khổ. Kỳ thực, ta rất mong muốn đón các con về nhà".
Vừa nghe tới đây, người phàm ấy đã dùng ánh mắt mong chờ mà nói rằng: "Vậy con phải làm thế nào mới có thể trở về bên ngài?"
Đức Phật mỉm cười: "Khi các con rơi vào cõi hồng trần, ta đã gieo trong tim mỗi người một hạt giống bồ đề. Chỉ cần con chăm chút cho nó lớn lên, đợi đến khi cành lá sum suê, đơm hoa kết trái, con sẽ thấy một con đường rợp bóng cây xanh đón con về nhà".
Thế nhưng người phàm lại không khỏi rầu rĩ: "Vì sao con không thấy được con đường ấy?"
Đức Phật nhẹ nhàng nói: "Kỳ thực con đã ở trên con đường ấy, chỉ có điều đi mãi, đi mãi, con cứ mải ngắm phong cảnh bên đường, hái hoa bắt bướm, nên đi ngược lại dự tính ban đầu. Con đã lạc đường mất rồi!"
Người phàm vội hỏi: "Vậy con phải làm thế nào đây? Con muốn trở về nhà!"
Đức Phật trả lời: "Dừng chân lại một chút, suy nghĩ rõ ràng, có lúc lui về phía sau lại chính là bước về phía trước".
Lần này, người phàm không khỏi thắc mắc: "Vì sao con không thấy được bóng dáng của ngài?"
Giọng nói của đức Phật tựa như lúc gần, lúc xa, hồi đáp rằng: "Con hãy vứt bỏ gánh nặng trên lưng mình, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, ta và con tưởng như xa tít chân trời, nhưng hóa ra lại gần ngay trước mắt…"