"Mệt lắm", "Anh không muốn nói về vấn đề này nữa", "Ngủ đây", đã bao giờ người yêu của bạn rút lui khỏi cuộc cãi vã một cách thô thiển như thế này, bỏ lại bạn với rất nhiều thắc mắc và những bức xúc còn chưa kịp nói ra?
Đã bao giờ người yêu, bạn bè, người trong gia đình ngó lơ bạn, khi bạn đang rất cần được nói chuyện để giải thích những hiểu lầm, những khúc mắc đang nghẹn chặt trong cổ học. Đã bao giờ bạn bị "bơ" bởi một hành động cực kì xấu tính của những con người "toxic" mang tên: CHIẾN TRANH LẠNH?
"Mệt lắm", "Anh không muốn nói về vấn đề này nữa", "Ngủ đây", đã bao giờ người yêu của bạn rút lui khỏi cuộc cãi vã một cách thô thiển như thế này, bỏ lại bạn với rất nhiều thắc mắc và những bức xúc còn chưa kịp nói ra?
Theo một nghiên cứu mới đây của tiến sẽ Gottesman, có bốn kiểu người trong một mối quan hệ (4 kiểu bạn đời) với bốn kiểu giao tiếp: "criticism" (người chỉ trích), contempt (...), defensiveness (người luôn phòng ngự) và stonewalling (người thích >chiến tranh lạnh)
Có hai kiểu chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kiểu cũ, quen thuộc, cổ điển, là khi một người "bơ" bạn trong một thời gian dài, rồi bạn "bơ" lại họ cho đến khi một trong hai người chịu xuống nước để làm hòa với nhau.
Chiến tranh lạnh kiểu mới, là một người cố gắng thoát ra khỏi cuộc tranh luận bằng những lời cáu gắt thô thiển như: "Mệt quá", "Em phiền thật", "Anh không muốn nói về vấn đề này nữa", và sau đó là bỏ rơi bạn.
Chiến tranh lạnh là khi một người tự rút khỏi cuộc hội thoại, hoặc bỗng dưng im lặng và nhận sai trong khi cãi vã, thay vào đó là một thái độ khiến người còn lại thậm chí còn ức chế hơn: "Ừ, vâng, lỗi là ở tôi. Tôi xin lỗi, thế đã được chưa. Mệt lắm, đi ngủ đây nhé!". Và sau đó thì họ im lặng.
Trong nhiều trường hợp, khi một người "chiến tranh lạnh" với người khác, cuộc hội thoại sẽ kết thúc ngay cả khi nó chưa kịp bắt đầu.
Tệ hơn cả cãi vã, đó là cãi vã một cách không đến nơi đến chốn. Khi bạn sai và bạn rút lui một cách thô thiển trước khi bị hạ gục bởi lí lẽ của người khác, viện cớ "mệt", "buồn ngủ", "đi tắm", "đi làm", những thứ này có khả năng tàn phá mối quan hệ của bạn còn nhanh hơn cả sự phản bội. Một nghiên cứu của tiến sĩ Paul Schrodt năm 2013 chỉ ra rằng, bạn càng trốn tránh khỏi cuộc cãi vã, người còn lại càng muốn nghe câu trả lời, khi không có câu trả lời, họ sẽ cáu giận, buồn khổ và tệ hơn là muốn từ bỏ mối quan hệ.
Đàn ông đặc biệt thích dùng chiến tranh lạnh và rút lui tức thì để thoát khỏi một cuộc cãi vã mà họ biết chắc chắn là họ sẽ thua, nhưng vẫn cố bào chữa bằng việc "không đôi co với phụ nữ". Nhưng họ càng làm thế, người phụ nữ của họ càng cáu giận.
Câu chuyện dưới đây sẽ là một ví dụ mà mọi cặp đôi trên đời đều đã từng phải trải qua. Mary nghi ngờ bạn trai của mình là Tom, đã và đang cắm sừng cô trong khoảng 2 tháng trở lại đây. Tom bơ tin nhắn của Mary và thường xuyên chỉ trích cô vì những thứ nhỏ nhặt như: chuông điện thoại quá to, tắm lâu, ra khỏi phòng không tắt đèn. Mary quyết định sẽ nói hết mọi thứ cô khúc mắc trong bữa tối. Tuy vậy, Tom chỉ im lặng và nói: "Em đang làm quá lên rồi!". Trong khi Mary cố nói cho ra nhẽ thì Tom đùng đùng đứng dậy và nói: "Mệt, đi ngủ đây!".
Nhưng Tom không hề đi ngủ, anh đi ra ngoài, không nghe điện thoại của Mary, cuộc hội thoại thậm chí còn chưa bắt đầu. Rõ ràng Tom đang giấu giếm thứ gì đó, và cái cảm giác tội lỗi xen lẫn chán nản khiến anh ta mệt thật, mệt đến mức không còn gì để giải thích hay bao biện cho sự thay đổi của anh ta nữa.
Ngày hôm sau, Tom quay lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra, Mary nhắc lại chuyện tối qua, Tom nói: "Em bệnh rồi, đi khám đi, anh mệt lắm". Và Tom lại... đi ngủ.
Trong tình huống này, Tom đã và đang thi hành chiến tranh lạnh kiểu mới với Mary, đánh trống lảng và cố đánh lừa Mary với ý nghĩ rằng cô mới là người sai trong chuyện này.
Chiến tranh lạnh kiểu mới và chiến tranh lạnh kiểu cũ
Thông thường, hai khái niệm này đi liền với nhau. Trong một mối quan hệ độc hại (abusive relationship), đặc biệt là với những người mắc bệnh tự luyến (narcissist: ích kỉ, thiếu chín chắn, độc đoán và chỉ yêu bản thân mình). Chiến tranh lạnh kiểu mới và kiểu cũ đều là những chiêu thức thao túng đối phương trong vòng lặp bạo hành cảm xúc (abuse cycle). Trong giai đoạn đầu tiên, kẻ tự luyến thường nhấn chìm người yêu bằng những yêu thương, bao bọc ân cần, khiến họ choáng ngợp, bị mắc lừa, một cú lừa đau đớn.
Đến giai đoạn "chán yêu", nạn nhân của cú lừa lại phải gồng mình lên níu giữ một kẻ tự luyến đang có dấu hiệu nhăm nhe các con mồi khác. Kẻ tự luyến dần dần "bơ" người yêu của mình, không trả lời tin nhắn, cũng chẳng buồn giải thích cho sự lạnh nhạt của mình. Sự lạnh nhạt này khiến người còn lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi và nghi ngờ chính mình: "Mình xấu quá à, mình sai ở đâu".
"Trong >tình yêu, chiến tranh lạnh kiểu mới là một dấu hiệu của sự bỏ rơi và chia li đang đến gần"
Và trong một mối quan hệ độc hại, cả chiến tranh lạnh kiểu mới và chiến tranh lạnh kiểu cũ đều khiến nạn nhân của nó cảm thấy tủi thân, thấy mình không còn quan trọng. Khi một kẻ tự luyến tuyên bố chiến tranh lạnh với bạn, anh ta làm bạn cảm thấy mất giá trị, như người vô hình, như không tồn tại; thúc giục bạn làm tất cả những gì bạn có thể để lấy lại tình yêu vốn đang rất lung lay đó.
Và khi chiến tranh lạnh kiểu mới được sử dụng để chấm dứt một cuộc cãi vã, nó trở thành một sự xúc phạm nặng nề với người phải hứng chịu nó. "Cô không đáng để tôi phải trả lời. Cô chẳng còn là gì với tôi nữa, cũng như đống cảm xúc của cô vậy".
Hai kiểu chiến tranh này đều không chỉ khiến trái tim, mà còn là não bộ của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bị đối phương "chiến tranh lạnh" có thể gây ra những đau đớn thể chất thật sự: ví dụ như đau đầu, nhức hốc mắt, giảm trí nhớ.
"Mệt rồi, đừng nói nữa", chiến tranh lạnh kiểu mới như thế này, có thể khiến người khác tổn thương thật sự, tạo ra một vết cắt mới và làm rỉ máu những vết thương cũ.
Nhiều người cho rằng: khi không còn gì để nói nữa thì tốt nhất là nên im lặng, càng cãi vã sẽ càng dễ mất nhau. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong những mối quan hệ lành mạnh, của những người thật sự tử tế và chín chắn. Còn với những người tự luyến, ích kỉ, "toxic", giả dối và đang có dấu hiệu phản bội, đây chính là chiêu thức xảo quyệt họ sử dụng để bỏ rơi người khác.
Thông thường, ai cũng muốn có một quãng "nghỉ" khi cuộc đối thoại trở nên quá căng thẳng. Khi đó, cả hai người đều nên nói ra những gì mình nghĩ, đề xuất những gì mình cần, để cả hai cùng thấy được quan tâm và tôn trọng.
Chiến tranh lạnh kiểu mới và những kẻ tự luyến, khác hoàn toàn so với việc "mềm nắn rắn buông" của những người bạn đời tử tế. Khi không còn gì để chối cãi nữa, kẻ tự luyến sẽ chạy trốn với những lời ngụy biện kinh điển: "Mệt thế, nói lắm thế, ngủ đây", để người còn lại ngẩn ngơ, bề bộn trong đống câu hỏi còn chưa được giải đáp.
Người tử tế "rút lui" để bảo vệ mối quan hệ. Kẻ tự luyến chạy trốn để chọc đối phương tức lên, và họ nắm được cái cớ hoàn hảo để nói ra những gì họ mong muốn bấy lâu: "Chia tay đi".
Nếu bạn đã từng bị bỏ lại trong một cuộc nói chuyện, bởi một người mà bạn cảm thấy đang muốn chia tay; đừng bao giờ tự dằn vặt mình rằng mình sai ở đâu, mình thiếu sót chỗ nào. Cũng đừng cố dỗ dành hay nói kéo người đó. Với một kẻ "toxic", thói quan giao tiếp của họ sẽ không bao giờ thay đổi, trừ khi có một bài học sâu sắc nào đó khiến họ tự cảm thấy mình phải thay đổi.
Làm gì khi bị "chiến tranh lạnh"?
Bạn nên học cách buông bỏ những gì nằm ngoài khả năng của mình, ví dụ như: thay đổi một con người. Khi một kẻ tự luyến bỏ rơi bạn và chiến tranh lạnh với bạn, họ muốn bạn phải đeo đuổi, níu kéo, van nài họ cho xin chút tình thương.
Hãy suy xét thật kĩ, xem mối quan hệ này còn đáng để cố gắng nữa không. Nếu ai đó cố tình chiến tranh lạnh với bạn, dù kiểu mới, hay kiểu cũ, hãy coi nó như một quãng nghỉ đầy tự do và thư thái; thử dành thời gian cho những gì mình thích; tụ tập với bạn bè, đi xem phim một mình.
Người thật sự quan tâm đến bạn sẽ nỗ lực để được ở cạnh bạn, chứ không phải là ngó lơ bạn. Bạn xứng đáng có được một mối quan hệ hạnh phúc, vui vẻ, nơi bạn có tiếng nói và được lắng nghe.