Nghe thì có vẻ vô lý, nhưng thực sự, người khiến bạn tổn thương chính là người mang phước lành đến cho bạn.
Theo đạo Phật sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui.
Người khiến chúng ta bất mãn chính là đến để giúp ta hoàn thiện bản thân. Sau khi vượt qua, ta sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Khi bị người khác mắng chửi thậm tệ, phải chăng bạn muốn họ phải chịu đựng giống như mình? Tuy nhiên, khi chịu đựng những lời chửi rủa này, chúng ta sẽ nhận được phúc báo.
Vì vậy, chúng ta không nên phản kháng lại. Người làm tổn thương người khác muốn giành lợi lộc về mình hoặc có tâm địa không tốt. Người này chính là đang lãng phí tiền bạc của chính mình.
Người một mực thực hiện chữ “Nhẫn” chính là một mực nhận phước lành. Người nhẫn nhục chịu đựng chính là đang mở ngân hàng, giống như biển rộng dung nạp nước của hàng trăm con sông vậy. Không nên để cơn tức giận tùy tiện bùng phát, vì nó sẽ tạo ra vô vàn chướng ngại.
“Chỉ một lời nói giận dữ cũng có thể tạo ra vô vàn tấm chắn”. Khi chúng ta nổi tâm oán giận thì trí tuệ cũng không còn. Nó khiến lý trí bị che mắt, và sử dụng cảm tính, không chỉ làm thương tổn chính mình, mà còn kết oán với tất cả mọi người. Nếu không thể phá giải thù hận, thì con người trong nghiệp mà oan oan tương báo.
Ngay cả khi bị xúc phạm và hãm hại, chúng ta cũng nên dùng thiện tâm để báo đáp. Họ xúc phạm và hãm hại, là đang giúp chúng ta giải trừ đi nghiệp chướng. Vì vậy, chúng ta không được để oán hận trong tâm. Nếu như để lại oán hận, chúng ta không những không tiêu trừ được tội nghiệp mà còn tăng thêm nghiệp chướng.
Thân thể, nội tâm và thiên nhiên nên hòa làm một. Đây là một phép dưỡng sinh của Đạo gia. Thất tình lục dục làm loạn tự nhiên, làm loạn thân thể. Thất tình gồm có “Hỉ, nộ, buồn, vui, yêu, ác, dục.” Trong đó, sức phá hoại mạnh nhất chính là sự phẫn nộ tức giận.
Vì vậy, nếu muốn khỏe mạnh, muốn trường thọ, muốn tràn đầy trí tuệ, thì người này phải yêu mến hết thảy mọi người, yêu đến ngay cả từng tế bào thân thể mình.
Làm một điều này thôi, phúc báo cả đời:
Con người sinh ra như tờ giấy trắng, sống thiện thì thành người thiện, sống ác thì thành người ác. Bởi vậy, Phật dạy phải tu tâm hàng ngày hàng giờ để sửa mình, cố gắng trở thành người thiện, tu được nghiệp lành. Người ta đấu đá, tranh giành, so bì, tị nạnh lẫn nhau, rút cuộc là vì thứ gì.
Bởi đời người ngắn lắm, mấy chục năm tưởng dài mà trôi nhanh như cái chớp mắt. Về với cát bụi rồi, thứ mang theo chỉ có Tội hoặc Phúc.
Ra đường gặp người thì hòa nhã, gặp vật thì nhân ái, gặp khó khăn thì giúp đỡ theo sức mình, gặp hoạn nạn thì hết lòng trợ giúp. Người thiện là hành thiện từ tâm, hành thiện không phải được báo đáp mà hành thiện vì bản thân thấy nên làm và cần làm như vậy.
Đó là sự hành thiện một cách tự chủ, tự giác và tự nhiên, không cầu được phúc báo nhưng lại nhận được phúc khí tốt lành. Ấy chính là nhân quả nhà Phật, không cần cưỡng cầu cũng tự đến.