Theo Phật dạy thì khẩu nghiệp chính là một trong những tội nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra.
Đức Phật đã dạy chúng sinh phải thực hành khẩu nghiệp sao cho không gây nên nghiệp ác, tức là ăn nói phải đúng pháp để tránh nghiệp dữ do lời nói gây ra, tức là phải thực hành các điều lành về khẩu nghiệp.
Phúc báo theo miệng mà chạy hết
Có nhiều người chỉ vi cái miệng không tốt mà bao nhiêu >phúc báo cũng đều hao tổn hết. Có người nói: “Tôi không hề làm một việc xấu nào, sao có thể tổn hại đến phúc báo được?” Kỳ thực hãy luôn nhớ rằng, tạo “khẩu nghiệp” sẽ tổn hại rất lớn đến phúc báo.
Người xưa đã nói: “Ngôn do tâm sinh” (lời nói là do tâm mà sinh ra). Nếu miệng thường hay nói những lời không hay, không tốt, thị phi, hay nguyền rủa, v.v…, thì phúc báo theo đó mà sẽ tổn thất rất nhanh. Nói lời không đúng hay không phải với người lớn tuổi cũng đều như thế.
Trong cuộc sống hôn nhân vẫn có nhiều điều không như ý, có nhiều phụ nữ hay phàn nàn về chồng, rồi nói chồng không tốt thế này thế kia, họ còn đem cả cha mẹ chồng, tổ tông nhà chồng ra mắng nhiếc v.v…, làm như vậy sẽ tạo “khẩu nghiệp” rất nặng và điều này chỉ khiến cho gia cảnh càng ngày càng đi xuống, và nghèo khó. Chính vì vậy mọi người nhất định phải chú ý đến vấn đề ” khẩu nghiệp” này.
Oán trời trách đất cũng là cách làm tổn hại nhanh phúc báo
Những người hay phàn nàn, than phiền, không hài lòng với số mệnh, có tính ích kỷ và ghanh ghét đố kỵ thường có tính oán trách trời đất. Họ không trân quý những gì vốn có của bản thân nên mới thường cảm thấy bất bình, thông qua cái miệng mà suốt ngày ca cẩm. Đây cũng là một cách làm tổn hại phúc báo rất nhanh, cũng là một dấu hiệu của người bạc mệnh ở hiện tại hoặc sau này.
Miệng muốn nói lời hay ý đẹp thì trong lòng phải thực sự tốt, phải có hảo tâm, và vì vậy người đó sẽ phát ra từ trường tốt xung quanh mình. Những thứ tốt đẹp sẽ tự tìm đến với người này và họ là người có phúc báo.
Vậy hảo tâm là gì? Trước tiên cần phải biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Những người tu hành họ luôn tự hài lòng, đối với hoàn cảnh nào cũng chấp nhận, cũng thấy thỏa mãn và biết ơn. Khi người ta biết đủ, biết thỏa mãn, người ta sẽ không nói những lời không tốt hay phàn nàn vì trong tâm họ đã bình an rồi.
Hãy lưu giữ “khẩu đức” cho mình
Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.
Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.
Hãy làm những điều Phật dạy dưới đây để có phúc báo bền lâu nhất
1- Phương pháp thứ nhất đó là Luôn gần gũi người hiền Lánh xa kẻ xấu ác Tôn kính bậc đáng kínhLà phước đức lớn nhất.
2- Phương pháp thứ hai đó là Biết chọn môi trường tốt Để làm các việc lành Cùng hướng về đường thiện Là phước đức lớn nhất
3- Phương pháp thứ ba đó là Siêng học lại giỏi nghề Biết giữ gìn đạo đức Biết nói lời ái ngữ Là phước đức lớn nhất.
4- Phương pháp thứ tư đó là Biết hiếu dưỡng cha mẹ Thương yêu gia đình mình Lại làm nghề thích hợp Là phước đức lớn nhất.
5- Phương pháp thứ năm đó là Sống vui vẻ bố thí Giúp gia đình người thân Bình đẳng tùy theo duyên Là phước đức lớn nhất.
6- Phương pháp thứ sáu đó là Tránh không làm điều ác Không say sưa nghiện ngập Siêng năng làm việc lành Là phước đức lớn nhất.