Tiền bạc và địa vị chỉ là yếu tố ảnh hưởng chứ không phải là yếu tố quyết định đẳng cấp của bạn.

Phong Kim 12:06 03/10/2020

01. Dù hoàn cảnh, địa vị xã hội tương đương, nhưng cách ứng xử trong cuộc sống sẽ xếp mỗi người vào những thế giới khác nhau

Câu chuyện thứ nhất:

Bố mẹ A và B là đồng nghiệp của nhau, hoàn cảnh hai gia đình cũng tương đương, cùng sống trong một khu phố. 

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thành tích học tập của hai người cũng gần như nhau, thậm chí khi thi đại học, kết quả của hai người chỉ hơn kém nhau 1 điểm. 

Những người xung quanh đều cho rằng, A và B giống như một cặp sinh đôi, cái gì cũng giống nhau. Chỉ có một chuyện kì quái là, A và B hiếm khi chơi với nhau, đi học về cũng không bao giờ đi với nhau.

Sau khi thi đại học xong, mọi người tụ họp liên hoan với nhau. B không đến tham dự với chúng tôi vì nhà có việc bận, khi nói chuyện với A, tôi liền hỏi cô ấy: “Cậu với A giống nhau nhỉ, thế sao hai người lại không chơi với nhau?”. 

A cười cười trả lời tôi: “Hai chúng tôi tính cách không thích hợp lắm”. Sau đó cô ấy kể lại một câu chuyện.

Khi học tiểu học, hai người không học chung với nhau. Đến khi lên cấp hai thì hai người chung trường, do nhà gần nhau nên hai người được xếp chung vào một lớp. 

Một hôm, hai gia đình hẹn nhau đi ăn cơm, để hai đứa trẻ có thể thân thiết với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập. Hai đứa trẻ khi đó cũng rất vui vẻ khi mới quen biết nhau. 

“Lúc đó, tôi thật sự nghĩ rằng tôi và cô ấy có thể trở thành bạn bè thân thiết” – A nói. Nhưng một lần trên đường đi học về, một việc đã xảy ra khiến mọi thứ đều thay đổi.

Hôm đó, hai người cùng nhau đi về nhà theo thường lệ, đi được nửa đường thì thấy một người đàn ông trung niên mập mạp đang cố gắng mở lon coca. 

Có lẽ do quá khát nước, người đàn ông mở vội lon nước mà không đợi một lúc để lon nước bớt ga. Kết quả, lon nước bắn tung tóe, dây cả vào chiếc áo sơ mi trắng mà người đàn ông đang mặc. Lúc ấy, người đàn ông vừa bối rối vừa xấu hổ.

Không ai chú ý đến điều này, nhưng B khi nhìn thấy liền lớn tiếng gọi A khi A đang đứng ở quầy mua hàng: “ Cậu nhìn người đàn ông đó kìa, buồn cười ghê! Ông ta làm đổ hết coca lên quần áo rồi haha”. 

Giọng của B lớn hết sức, nhưng trước khi ông ấy kịp nói điều gì, ánh mắt của mọi người đều đổ dồn lên người đàn ông đó. 

A lặng lẽ kéo áo B và nói nhỏ: “Sao cậu lại lớn tiếng thế, để mọi người đều biết. Làm thế ông ấy sẽ xấu hổ đó”. B nghe xong liền thờ ơ: “Chả sao cả, dù sao cũng không phải tớ hay cậu thì quan tâm làm gì. Cậu không thấy ông ta thật ngốc à?”.

A hơi sốc trước suy nghĩ của B nhưng không nói gì, chỉ lặng lẽ rút khăn giấy ra và đưa cho người đàn ông đó. Ông ta ngại ngùng cảm ơn cô. 

A cười nói không sao rồi rời đi, nhưng B lại cứ liên tục phàn nàn: “Cậu đưa giấy cho ông ta làm gì? Cậu là đang giả vờ tử tế thôi chứ thực ra cậu cũng thấy buồn cười đúng không?”.

Từ lúc đó A liền cảm thấy mình và B có chút khác biệt, nhưng không rõ rằng đó là cảm giác như thế nào. Nhưng chính sự khác biệt đó khiến hai người ngày càng xa lạ với nhau và dần dần không qua lại nữa.

Có thể thấy rằng, ngay cả khi họ còn rất trẻ, nhưng họ không thuộc về cùng một đẳng cấp. Cho dù hoàn cảnh gia đình và địa vị xã hội tương đương nhau, nhưng cánh cửa của nhân phẩm đã vô tình xếp họ vào những thế giới khác nhau.

02. Không cần so sánh mình với người khác, nhưng không được thua quá khứ của bản thân

Câu chuyện về hai cô gái mới bước chân vào xã hội, cùng làm một vị trí và mức lương tương đương nhau. 

Một ngày nọ khi hai người đi mua sắm với nhau, cả hai đều ưng ý một đôi giày khoảng hơn 1.000 tệ. Đôi giày này được thiết kế cực kì tinh tế và đẹp mắt, có thể khiến mọi cô gái thích mê từ cái nhìn đầu tiên.

Cô bạn đồng nghiệp nghĩ ngợi, rằng mỗi tháng lương của cô chỉ vào khoảng hơn 2/000 tệ, cô không có tư cách mua đôi giày đắt như thế. 

Tốt hơn hết là đến khu giảm giá xem xem có đôi nào phù hợp không. Người còn lại thì ngay lập tức quẹt thẻ để mua đôi giày này. 

Người không mua đôi giày liền ngạc nhiên hỏi: “Đây là thứ chỉ có người giàu mới có thể dùng, cậu mua nó không thấy tiếc à?”. Cô gái lập tức trả lời: “Sao cậu biết sau này mình sẽ không trở nên giàu có”.

Một hai năm sau, người mua giày liền thực sự có mức lương cao hơn, còn người còn lại vẫn tiếp tục mua giày ở khu giảm giá. 

Người quẹt thẻ mua giày chính là cô gái luôn nỗ lực nhiều hơn trong công việc. 

Khi mới vào làm, mặc dù không có quá nhiều tiền nhưng cô ấy vẫn giữ một tâm lý lạc quan và vững vàng. Cô tin tưởng rằng với năng lực và trình độ bản thân, rất nhanh thôi số tiền cô kiếm được sẽ nhiều hơn rất nhiều lần hiện tại.

Vì thế, bạn đừng bao giờ giới hạn bản thân mình ở hoàn cảnh hiện tại. Hiện nay, cô đã kiếm được 10.000 tệ một tháng. 

Có lẽ đối với một số người, đây không phải là một mức lương quá cao, nhưng cô gái vẫn giữ được tâm lý lạc quan và vững vàng như thế. 

Chỉ có điều, cô chưa bao giờ hài lòng với hiện tại: “Luôn có những người xuất sắc hơn chúng ta. Chúng ta không phải so sánh mình với người khác, nhưng không được thua quá khứ của bản thân”.

03. Người giàu dám buông bỏ và nuôi dưỡng của cải, người nghèo nắm chặt và bóp chết của cải

Hai câu chuyện trên có thể chỉ ra rằng, tầm nhìn và trí lực quyết định khuôn mẫu của chúng ta, và khuôn mẫu của chính bạn được định sẵn là khác với những người khác. 

Một số người chỉ muốn sống cả đời với những điều đã qua, những điều ổn định, không muốn thử thách hay gặp rủi ro, có tiền bạc trong tay cũng chẳng dám tiêu phí.

Có câu, người giàu sẽ ngày càng giàu có và người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn. Chênh lệch giàu nghèo có thực sự chỉ là sự khác biệt bao nhiêu số không trong sổ tiết kiệm? 

Trong nhiều trường hợp, người giàu giàu vì họ nhìn thấy những thứ mà người nghèo không thể nhìn thấy, kể cả tương lai: “Người giàu dám buông bỏ và nuôi dưỡng của cải, người nghèo nắm chặt và bóp chết của cải”.

Người giàu giỏi sắp đặt mọi thứ, và người nghèo thì đi từng bước một. Điều này cho thấy sự khác biệt giữa người với người nằm ở khuôn mẫu của các cá nhân.

Vậy điều gì quyết định khoảng cách giữa người với người? Trên thực tế, của cải là vật chất còn giá trị là thuộc về tinh thần. Tiền bạc và địa vị chỉ là yếu tố ảnh hưởng chứ không phải là yếu tố quyết định đẳng cấp của bạn.

04

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở Anh, có một bức ảnh được lưu truyền hết sức rộng rãi, đó là cảnh vua Edward tới London để thị sát các khu ổ chuột.

Khi đứng trước một khu nhà sập sệ, ông cúi người và nói với bà già nghèo khó ở bên trong: “Ta có thể vào được không?”.

Người có đẳng cấp thực sự là người biết tôn trọng người khác, dù họ là bất kỳ ai. Họ hoàn toàn khác biệt với sự giả tạo và nịnh hót, không phân biệt giàu nghèo, đẹp hay xấu, già hay trẻ.

Xã hội hiện nay không ngừng xuất hiện những tin tức về những người giàu có, lái xe sang, mặc hàng hiệu nhưng không ngừng vi phạm pháp luật, ngoại tình, "đeo" các loại tai tiếng bên người. 

Đây chính là khoảng cách không thể vượt qua khi so sánh những người này với tầng lớp quý tộc thực sự.

Vì vậy đôi khi chúng ta nghĩ rằng vật chất là thứ quyết định đẳng cấp của một người trong xã hội, nhưng thực ra, tâm hồn bên trong mới là điều quan trọng.

Thước đo khuôn mẫu của một người, và những gì mà khuôn mẫu này chứa đựng là nhân phẩm, học vấn, tầm nhìn và trí lực, đó là những điều quyết định đẳng cấp của một người.

Theo Thiên An/Tổ Quốc